Hạ tầng: Điều kiện để phát triển thành phố thông minh ở Hong Kong

Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc, vừa công bố “Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh Hong Kong phiên bản 2.0,” trong đó đưa ra hơn 130 biện pháp.
Hạ tầng: Điều kiện để phát triển thành phố thông minh ở Hong Kong ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 1/1/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc, vừa công bố “Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh Hong Kong phiên bản 2.0,” trong đó đưa ra hơn 130 biện pháp xây dựng thành phố thông minh, dựa vào đổi mới công nghệ để tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng thành phố thông minh tại Hong Kong, giúp người dân thực sự cảm nhận được những thuận lợi mà thành phố thông minh và sự phát triển đổi mới công nghệ mang lại cho cuộc sống, cùng các biện pháp liên quan rất đáng được ghi nhận.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc phát triển thành phố thông minh không thể chỉ nêu ra khái niệm, mà phải thực hiện các khâu chi tiết mới có thể thấy được quyết tấm thúc đẩy chính sách của chính quyền. Đối với Hong Kong, trước tiên phải làm tốt hạ tầng, trong đó thực hiện bao phủ Internet toàn diện là tiền đề của tất cả.

Trong nhiệm vụ xây dựng thành phố thông minh và quan tâm “lấy dân làm gốc,” được nhấn mạnh thông qua kết nối mạng Internet để nâng cao chất lượng sống của người dân, điều kiện quan trọng đầu tiên là hạ tầng mạng phát triển mà ở đó, người dân có thể thụ hưởng dịch vụ mạng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vấn đề này Hong Kong vẫn chưa làm đến nơi đến chốn.

Chẳng hạn, “Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh” đề xuất phải dùng mạng wifi.HK để kết nối thông suốt, nhưng đáng tiếc wifi phần lớn chỉ tập trung ở các trung tâm thương mại và khu vực công cộng, không thể phủ sóng toàn Hong Kong. Hơn nữa, việc lắp đặt cáp quang mạng cũng không thể mang lại lợi ích cho người dân ở cơ sở.

Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, sự bất tiện trong việc lắp đặt mạng ở những căn hộ chia nhỏ, khu nhà cũ và khu vực xa xôi đã khiến cho tốc độ mạng bị hạn chế, một bộ phận học sinh ở cơ sở thậm chí phải vào các cửa hàng tiện lợi dùng dùng nhờ wifi để lên lớp trực tuyến, nhiều người dân ở khu vực nông thôn đều phải chịu tình cảnh khốn khổ khi không thể sử dụng điện thoại di động bình thường và kết nối mạng không thông suốt.

Thêm nữa, trong thời gian dịch bệnh, có rất nhiều người dân lựa chọn phương án đi leo núi hoặc đến vùng ngoại ô du lịch dã ngoại để tránh xa đám đông, nhưng rất nhiều địa điểm hẻo lánh ở vùng ngoại ô chưa được phủ sóng viễn thông. Đó là chưa nói đến việc người dân xử lý việc công và việc tư, chỉ cần bất trắc gặp phải sự cố khẩn cấp về cơ bản không thể cầu cứu, ngay cả khi dọc đường có lắp đặt điện thoại cứu trợ khẩn cấp cũng không thể xoay xở kịp thời.

Mặc dù vậy, không thể nói rằng Chính quyền Hong Kong không nhận thức được vấn đề. Hiện nay, chính quyền đang đẩy nhanh kế hoạch mở rộng bao phủ mạng Internet, số điểm truy cập nóng mạng wifi.HK đã tăng lên con số 36.000 điểm, đồng thời đã bao phủ đến sảnh chờ của 185 tòa nhà công cộng và tất cả các bệnh viện công lập, cũng như cung cấp các ưu đãi kinh tế, khuyến khích các nhà khai thác viễn thông mở rộng mạng cáp quang đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, dù tốc độ mở rộng vẫn còn chậm, tỷ lệ phủ sóng vẫn còn thấp, cả số lượng lẫn chất lượng đều chưa đạt yêu cầu.

[Đặc khu hành chính Hong Kong ghi nhận mức thâm hụt ngân sách kỷ lục]

Về mạng viễn thông, hiện nay Hong Kong vẫn chưa phủ sóng toàn bộ tín hiệu 4G, trong kế hoạch khởi động mạng 5G sau đó, mặc dù Cục truyền thông bắt đầu nhận đơn xin lắp cột 5G từ tháng 3/2019, song đến tháng 5/2020 mới chỉ có 3.800 đơn được phê duyệt và thông qua, do việc xây dựng các trạm 5G tốn nhiều thời gian hơn các trạm 4G nên Hong Kong chưa thể phủ sóng toàn diện.

Hơn nữa, vấn đề lớn nhất là do các nhà khai thác viễn thông tự xây dựng trạm 5G nên các khu vực hẻo lánh ở ngoại ô hoặc khu vực tương đối xã sẽ bị bỏ qua, trở thành “ốc đảo” nằm ngoài mạng lưới, xuất phát từ sự tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí vận hành và tối đa hóa lợi nhuận, người dân địa phương vẫn đối diện với vấn đề mạng viễn thông không phủ sóng. Do đó, nếu không thể làm tốt hạ tầng mạng viễn thông để mọi khu vực đều có mạng, mọi người dân đều được thụ hưởng dịch vụ thông tin di động, khó có thể xây dựng thành phố thông minh.

Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền nên thúc đẩy hợp tác công tư trên lĩnh vực viễn thông. Muốn làm tốt hạ tầng mạng viễn thông, chính quyền cần đóng vai trò thúc đẩy, trong đó cách làm của Trung Quốc là rất đáng học hỏi.

Ở Trung Quốc, cho dù là vùng núi xa xôi hay dọc hai bên quốc lộ, ven theo đường sắt cao tốc, thậm chí là những khu vực ít người qua lại, chỉ cần đó là địa điểm có người đi thì cơ bản đều thực hiện phủ sóng tín hiệu 4G.

Ở đây liên quan đến một khái niệm “dịch vụ phổ cập,” nghĩa là để cho bất cứ người nào ở bất cứ đâu cũng có thể thụ hưởng dịch vụ viễn thông với giá cả có thể chấp nhận được. Tôn chỉ của nó là duy trì lợi ích cộng đồng xã hội, do đó Chính phủ Trung Quốc không tiếc chi phí, phối hợp với doanh nghiệp cùng thúc đẩy “dịch vụ phổ cập viễn thông.”

Ở một nơi mà doanh nghiệp viễn thông có mức độ tư nhân hóa cao như Hong Kong, vấn đề mà doanh nghiệp cân nhắc nhiều hơn là lợi ích kinh tế, do đó chính quyền nên gánh vách trách nhiệm chung, đẩy mạnh đầu tư công có tính mục tiêu, thông qua các kế hoạch tài trợ vốn để thúc đẩy hợp tác công tư, cũng như bảo lãnh việc xây dựng các trạm phát sóng để mạng di động có thể phủ sóng khắp nơi, giúp mọi người kết nối thông tin thông suốt.

Xuyên suốt từ đầu đến cuối, trong khuôn khổ thành phố thông minh, việc phủ sóng mạng thực chất là một dịch vụ công và điều kiện cơ bản này phải được làm tốt./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục