Ngày 25/9, Ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp-Nam Định) đã tổ chức buổi lễ đón nhận Bằng công nhận và gắn biển Cây Di sản Việt Nam đối với hai cây muỗm tại chùa Phổ Minh, thôn Tức Mạc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận.
Đây là hai cây duy nhất ở Nam Định được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Hai cây muỗm này có tên khoa học là Mangifera Foetida Lour hay còn được gọi là cây quéo có hình dáng bề thế, thân tròn đều, đường kính của cây ở độ cao 1m là 143cm và 114cm, chiều cao vút ngọn là 18,5 và 19m, có nhiều cành lớn tán xoè rộng, đường kính của tán là 19,7 và 25,9m. Lá đơn nguyên thuôn dài đầu nhọn mọc cách, thường mọc chụm lại ở đầu cành. Phiến lá rộng 4,5-5,8cm dài 13-19cm.
Qua nghiên cứu thực tế, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giám định khoa học. Kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định hai cây muỗm của chùa Phổ Minh có niên đại 316 năm và 317 năm.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh cho biết, thời gian tới, Ban quản lý và nhà chùa sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo tồn hai cây muỗm cổ thụ. Tuy nhiên, do nhiều năm trở lại đây hai cây muỗm thường bị sâu, bọ xít ăn lá, hút nhựa. Đáng lo ngại hơn là thân chính của cây muỗm bên trái tháp Phổ Minh (theo hướng chùa) bị rỗng ruột từ gốc đến độ cao 7,9m.
Ông Hoạt cũng đề nghị các cấp, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo cho hai cây muỗm được tồn tại lâu dài hơn.
Trước mắt là các giải pháp cấp bách nhằm chống cho cây không bị gió bão làm đổ, đồng thời ngăn chặn không để cho sâu bệnh và các sinh vật sâu bệnh gây hại cho cây./.
Đây là hai cây duy nhất ở Nam Định được công nhận là Cây di sản Việt Nam.
Hai cây muỗm này có tên khoa học là Mangifera Foetida Lour hay còn được gọi là cây quéo có hình dáng bề thế, thân tròn đều, đường kính của cây ở độ cao 1m là 143cm và 114cm, chiều cao vút ngọn là 18,5 và 19m, có nhiều cành lớn tán xoè rộng, đường kính của tán là 19,7 và 25,9m. Lá đơn nguyên thuôn dài đầu nhọn mọc cách, thường mọc chụm lại ở đầu cành. Phiến lá rộng 4,5-5,8cm dài 13-19cm.
Qua nghiên cứu thực tế, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình - Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam đã phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam giám định khoa học. Kết quả giám định của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam xác định hai cây muỗm của chùa Phổ Minh có niên đại 316 năm và 317 năm.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban Quản lý khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Đền Trần-Chùa Phổ Minh cho biết, thời gian tới, Ban quản lý và nhà chùa sẽ tiếp tục chăm sóc, bảo tồn hai cây muỗm cổ thụ. Tuy nhiên, do nhiều năm trở lại đây hai cây muỗm thường bị sâu, bọ xít ăn lá, hút nhựa. Đáng lo ngại hơn là thân chính của cây muỗm bên trái tháp Phổ Minh (theo hướng chùa) bị rỗng ruột từ gốc đến độ cao 7,9m.
Ông Hoạt cũng đề nghị các cấp, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo cho hai cây muỗm được tồn tại lâu dài hơn.
Trước mắt là các giải pháp cấp bách nhằm chống cho cây không bị gió bão làm đổ, đồng thời ngăn chặn không để cho sâu bệnh và các sinh vật sâu bệnh gây hại cho cây./.
Thùy Dung (TTXVN)