Cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 31.000 hécta đất canh tác và nước thô cho hàng chục nhà máy nước của thành phố Hải Phòng, song, nguồn nước sông Đa Độ đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng bởi hàng trăm cơ sở công nghiệp, làng nghề, bệnh viện... xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông.
Sông Đa Độ có chiều dài gần 50km, chảy qua 5 quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nước ngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch của thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác.
Trong tương lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân thành phố, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngày đêm.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, đơn vị quản lý, khai thác sông Đa Độ, cho biết sông đang ngày càng bị biến dạng và chất lượng nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện, trên hệ thống sông Đa Độ có 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện lớn nhỏ, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông.
Ngoài ra, còn có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xả nước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông.
Không khó để chứng kiến sức tàn phá của các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh đối với dòng sông Đa Độ. Chỉ mất chừng hai tiếng đi canô dọc con sông, những "điểm nóng" ô nhiễm, nơi bị nước bẩn đổ ra cứ lần lượt xuất hiện.
Điểm gây bức xúc nhất hiện nay là việc xả thải của Công ty Tân Hiệp Phát (khu vực xã Quốc Tuấn, huyện An Lão) chuyên sản xuất mút xốp.
Đứng ngay trên ống xả thải, ông Nguyễn Văn Chọn - Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết qua kiểm tra, phát hiện tại đây có đường ống xả thải nước không qua xử lý đường kính 65cm của công ty, cách mặt nước khoảng 1,5m. Ngay sau khi phát hiện, công ty đã cho lấp lại ống xả thải này, nhưng một thời gian sau, doanh nghiệp lại làm ống xả thải mới. Hiện, dọc hai bên bờ Đa Độ có khá nhiều ống xả thải chìm dưới mặt sông như vậy.
Thực tế cho thấy, Công ty Tân Hiệp Phát chỉ là một trong hàng chục cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh và khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng, như các nhà máy thép, năm doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão), hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnh viện đa khoa An Lão (gần Cầu Vàng), khu vực Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng, khu làng nghề thủ công Phù Lưu, nghĩa trang Tràng Minh (quận Kiến An)...
Qua nhiều năm quản lý, khai thác, theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, mức độ ô nhiễm trên tuyến sông Đa Độ có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng. Kết quả lấy mẫu nước tại 10 điểm trên sông Đa Độ và một số kênh cấp 1 trong hệ thống của Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi Việt Nam (năm 2010) cho thấy chất lượng nước sông Đa Độ dùng cho nông nghiệp, đặc biệt cấp nước thô cho sản xuất nước sạch để phục vụ sinh hoạt của hàng trăm nghìn người dân thành phố Hải Phòng là đáng báo động, thiếu an toàn.
Mặc dù tình trạng ô nhiễm dòng sông kéo dài, song, việc khắc phục của thành phố còn chậm. Thực tế đó đang đặt ra cho các cấp, các ngành, đơn vi, liên quan của thành phố cần khẩn trương phối hợp tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa tích cực phát hiện và xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm, gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước chính phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân./.
Sông Đa Độ có chiều dài gần 50km, chảy qua 5 quận, huyện của thành phố Hải Phòng. Ngoài các chức năng cân bằng sinh thái, dự trữ nước ngọt, tưới tiêu, sông còn là nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước sạch của thành phố như Nhà máy nước Cầu Nguyệt, Sông He (công suất 80.000m3/ngày đêm); Nhà máy nước thô cho khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 20.000 m3/ngày đêm) và 35 nhà máy nước sạch nông thôn khác.
Trong tương lai gần, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nước sạch của người dân thành phố, nguồn nước sông Đa Độ sẽ tiếp tục cung cấp cho Nhà máy nước lớn Hưng Đạo có công suất lên đến 130.000 m3/ngày đêm.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, đơn vị quản lý, khai thác sông Đa Độ, cho biết sông đang ngày càng bị biến dạng và chất lượng nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện, trên hệ thống sông Đa Độ có 120 cơ sở công nghiệp và 50 làng nghề, 11 bệnh viện lớn nhỏ, gần 60 trạm y tế xã đang xả nước thải chưa qua xử lý ra sông.
Ngoài ra, còn có hàng loạt khu dân cư tập trung đang xả nước thải sinh hoạt ra khu vực lòng sông.
Không khó để chứng kiến sức tàn phá của các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh đối với dòng sông Đa Độ. Chỉ mất chừng hai tiếng đi canô dọc con sông, những "điểm nóng" ô nhiễm, nơi bị nước bẩn đổ ra cứ lần lượt xuất hiện.
Điểm gây bức xúc nhất hiện nay là việc xả thải của Công ty Tân Hiệp Phát (khu vực xã Quốc Tuấn, huyện An Lão) chuyên sản xuất mút xốp.
Đứng ngay trên ống xả thải, ông Nguyễn Văn Chọn - Giám đốc Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ cho biết qua kiểm tra, phát hiện tại đây có đường ống xả thải nước không qua xử lý đường kính 65cm của công ty, cách mặt nước khoảng 1,5m. Ngay sau khi phát hiện, công ty đã cho lấp lại ống xả thải này, nhưng một thời gian sau, doanh nghiệp lại làm ống xả thải mới. Hiện, dọc hai bên bờ Đa Độ có khá nhiều ống xả thải chìm dưới mặt sông như vậy.
Thực tế cho thấy, Công ty Tân Hiệp Phát chỉ là một trong hàng chục cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh và khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm trọng, như các nhà máy thép, năm doanh nghiệp ở cụm công nghiệp đường 10 (xã Quốc Tuấn, huyện An Lão), hệ thống nước thải từ khu dân cư thị trấn Ruồn và Bệnh viện đa khoa An Lão (gần Cầu Vàng), khu vực Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Phòng, khu làng nghề thủ công Phù Lưu, nghĩa trang Tràng Minh (quận Kiến An)...
Qua nhiều năm quản lý, khai thác, theo Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ, mức độ ô nhiễm trên tuyến sông Đa Độ có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng. Kết quả lấy mẫu nước tại 10 điểm trên sông Đa Độ và một số kênh cấp 1 trong hệ thống của Viện Nghiên cứu khoa học thủy lợi Việt Nam (năm 2010) cho thấy chất lượng nước sông Đa Độ dùng cho nông nghiệp, đặc biệt cấp nước thô cho sản xuất nước sạch để phục vụ sinh hoạt của hàng trăm nghìn người dân thành phố Hải Phòng là đáng báo động, thiếu an toàn.
Mặc dù tình trạng ô nhiễm dòng sông kéo dài, song, việc khắc phục của thành phố còn chậm. Thực tế đó đang đặt ra cho các cấp, các ngành, đơn vi, liên quan của thành phố cần khẩn trương phối hợp tăng cường công tác quản lý, phòng ngừa tích cực phát hiện và xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm, gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước chính phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân./.
Hoàng Ngọc (Vietnam+)