Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, lạm phát trong 2 tháng đầu năm nay tăng gần 2,6% so với đầu năm nhưng chưa thực sự đáng ngại. Vì vậy, khả năng kiềm chế lạm phát năm 2013 thấp hơn năm 2012 vẫn có cơ sở để thực hiện.
Theo đó, lạm phát tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng 12/2012 (chủ yếu do tăng giá thuốc và dịch vụ y tế), lạm phát tháng 2 tăng 1,32% so với tháng 1 và là mức tăng thấp nhất của tháng 2 kể từ năm 2010 đến nay.
Phân tích 2 nhân tố chính tác động đến lạm phát của Việt Nam trong năm nay, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng tác động là không quá lớn do tổng cầu khá yếu; yếu tố tiền tệ đang tạo nên những áp lực nhất định đến lạm phát; lạm phát chi phí cũng chưa đáng lo ngại do giá cả hàng hóa thế giới sẽ tương đối ổn định trong năm 2013 nên việc kiểm soát lạm phát chi phí của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào chính sách quản lý giá.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2012 sẽ có tác động nhất định đến lạm phát trong thời gian tới. Qua tính toán cho thấy, lạm phát cơ bản sau khi được duy trì ổn định quanh mức 8% trong khoảng từ tháng 5-8/2012, nhưng trong khoảng từ tháng 9-11/2012, đã bắt đầu có xu hướng tăng dần lên mức 10% và duy trì ở mức 12% kể từ tháng 12 cho đến nay. Do đó, việc thực hiện các kế hoạch giải cứu bất động sản theo Nghị quyết 01 và 02 và quá trình xử lý nợ xấu cũng cần phải tính đến lượng tiền lưu thông để không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.
Mặc dù giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong năm qua nhìn chung có xu hướng tăng nhưng theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, giá cả hàng hóa trong năm 2013 sẽ không có sự biến động lớn. Một số chuyên gia dự báo giá lương thực trên thị trường thế giới 2013 sẽ tăng, tuy nhiên giá gạo sẽ không tăng. Do đó, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá lương thực. Những phân tích này cho thấy, tác động của yếu tố giá hàng hóa và lương thực thực phẩm đến lạm phát dù đáng lưu tâm nhưng chưa thực sự đáng ngại.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1 và tháng 2/2013 so với cùng kỳ đang ở mức khá ổn định lần lượt là 7,04% và 7,02%, khá sát với mục tiêu đề ra là lạm phát thấp hơn 6,8%, khả năng kiềm chế lạm phát năm 2013 thấp hơn là có cơ sở để thực hiện.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng lạm phát lõi đang gia tăng gây những nguy cơ nhất định đến lạm phát toàn phần, lạm phát chi phí là nhân tố cần đặc biệt lưu tâm đối với việc điều hành chính sách trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, các biện pháp, chính sách nhằm xử lý nợ xấu và giải cứu bất động sản để nâng tổng cầu của nền kinh tế cũng cần phải cẩn trọng tính đến áp lực lạm phát trong năm nay, nhằm quyết tâm thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra./.
Theo đó, lạm phát tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng 12/2012 (chủ yếu do tăng giá thuốc và dịch vụ y tế), lạm phát tháng 2 tăng 1,32% so với tháng 1 và là mức tăng thấp nhất của tháng 2 kể từ năm 2010 đến nay.
Phân tích 2 nhân tố chính tác động đến lạm phát của Việt Nam trong năm nay, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng tác động là không quá lớn do tổng cầu khá yếu; yếu tố tiền tệ đang tạo nên những áp lực nhất định đến lạm phát; lạm phát chi phí cũng chưa đáng lo ngại do giá cả hàng hóa thế giới sẽ tương đối ổn định trong năm 2013 nên việc kiểm soát lạm phát chi phí của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào chính sách quản lý giá.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá: Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm 2012 sẽ có tác động nhất định đến lạm phát trong thời gian tới. Qua tính toán cho thấy, lạm phát cơ bản sau khi được duy trì ổn định quanh mức 8% trong khoảng từ tháng 5-8/2012, nhưng trong khoảng từ tháng 9-11/2012, đã bắt đầu có xu hướng tăng dần lên mức 10% và duy trì ở mức 12% kể từ tháng 12 cho đến nay. Do đó, việc thực hiện các kế hoạch giải cứu bất động sản theo Nghị quyết 01 và 02 và quá trình xử lý nợ xấu cũng cần phải tính đến lượng tiền lưu thông để không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu lạm phát của cả năm 2013.
Mặc dù giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất trong năm qua nhìn chung có xu hướng tăng nhưng theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, giá cả hàng hóa trong năm 2013 sẽ không có sự biến động lớn. Một số chuyên gia dự báo giá lương thực trên thị trường thế giới 2013 sẽ tăng, tuy nhiên giá gạo sẽ không tăng. Do đó, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá lương thực. Những phân tích này cho thấy, tác động của yếu tố giá hàng hóa và lương thực thực phẩm đến lạm phát dù đáng lưu tâm nhưng chưa thực sự đáng ngại.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 1 và tháng 2/2013 so với cùng kỳ đang ở mức khá ổn định lần lượt là 7,04% và 7,02%, khá sát với mục tiêu đề ra là lạm phát thấp hơn 6,8%, khả năng kiềm chế lạm phát năm 2013 thấp hơn là có cơ sở để thực hiện.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng lạm phát lõi đang gia tăng gây những nguy cơ nhất định đến lạm phát toàn phần, lạm phát chi phí là nhân tố cần đặc biệt lưu tâm đối với việc điều hành chính sách trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, các biện pháp, chính sách nhằm xử lý nợ xấu và giải cứu bất động sản để nâng tổng cầu của nền kinh tế cũng cần phải cẩn trọng tính đến áp lực lạm phát trong năm nay, nhằm quyết tâm thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra./.
Uông Lam (TTXVN)