Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chỉ đạo các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đối với năng suất lúa.
Các tỉnh miền Nam tích cực thu hoạch lúa Đông Xuân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu nhằm đảm bảo thời vụ và cơ cấu chuyển đổi, nhằm thực hiện tốt việc tăng 1 triệu tấn lúa trong năm 2011 như chỉ đạo của Chính phủ.
Các tỉnh miền Bắc hiện đã gieo cấy xong lúa Đông Xuân, tuy nhiên vừa qua thời tiết bất lợi làm hạn chế quá trình hấp thu dinh dưỡng và đẻ nhánh muộn. Nhiều diện tích cấy từ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba chưa đẻ nhánh và hàng chục nghìn ha lúa bị nghẹt rễ, vàng lá.
Theo đánh giá chung, lúa Đông Xuân tại miền Bắc năm nay sẽ trổ muộn hơn so với mọi năm, một số diện tích sản xuất giống không kịp thu hoạch để chuyển vụ, do vậy các địa phương chủ động bố trí lịch gieo cấy, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật phù hợp, chuẩn bị đủ vật tư cho vụ Hè Thu, vụ mùa tiếp theo.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đối với năng suất lúa Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh phía Bắc tập trung thực hiện một số giải pháp chính như: Với lúa gieo cấy sớm đã bón thúc đợt 2, đang chuẩn bị phân hóa đòng, nông dân cần tăng cường chăm sóc, không bón thêm đạm, tăng cường bón kali để tăng số hạt chắc trên bông.
Với lúa có biểu hiện vàng lá, nghẹt rễ khi bón thúc, bà con nên kết hợp làm cỏ sục bùn, bón thêm vôi bột, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân bón lá.
Các tỉnh khẩn trương bón thúc ngay đối với lúa gieo cấy muộn, tăng cường sử dụng NPK tổng hợp, duy trì mực nước trên ruộng từ 2-3cm để lúa đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển nhanh. Đối với lúa gieo thẳng, bà con khẩn trương kết thúc tỉa dặm, bón thúc tập trung, cân đối tỷ lệ N-P-K.
Bên cạnh đó, các tỉnh hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, nhất là các đối tượng rầy, bệnh lùn sọc đen và đạo ôn...
Trong khi đó, tại miền Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển trọng tâm sang thu hoạch lúa Đông Xuân.
Hiện phần lớn diện tích lúa Đông Xuân cho thu hoạch tập trung tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và diện tích thu hoạch chiếm 63% tổng diện tích lúa Đông Xuân xuống giống thuộc vùng.
Theo đánh giá bước đầu của một số địa phương, năng suất lúa Đông Xuân trên diện tích đã thu hoạch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đều khá hơn so với vụ trước.
Đáng chú ý là giá lúa hiện tại tương đối ổn định không bị sụt giảm nhiều khi lúa Đông Xuân thu hoạch rộ và vẫn cao hơn từ 1.700-1.800 đồng/kg so với so với giá cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng và chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ được triển khai tích cực, đúng tiến độ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thu hoạch nhanh gọn lúa Đông Xuân đã đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa Hè Thu ở một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến 15/3, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 197.500 ha, nhanh hơn cùng kì năm trước 36,3%./.
Các tỉnh miền Nam tích cực thu hoạch lúa Đông Xuân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống vụ Hè Thu nhằm đảm bảo thời vụ và cơ cấu chuyển đổi, nhằm thực hiện tốt việc tăng 1 triệu tấn lúa trong năm 2011 như chỉ đạo của Chính phủ.
Các tỉnh miền Bắc hiện đã gieo cấy xong lúa Đông Xuân, tuy nhiên vừa qua thời tiết bất lợi làm hạn chế quá trình hấp thu dinh dưỡng và đẻ nhánh muộn. Nhiều diện tích cấy từ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba chưa đẻ nhánh và hàng chục nghìn ha lúa bị nghẹt rễ, vàng lá.
Theo đánh giá chung, lúa Đông Xuân tại miền Bắc năm nay sẽ trổ muộn hơn so với mọi năm, một số diện tích sản xuất giống không kịp thu hoạch để chuyển vụ, do vậy các địa phương chủ động bố trí lịch gieo cấy, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật phù hợp, chuẩn bị đủ vật tư cho vụ Hè Thu, vụ mùa tiếp theo.
Để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết đối với năng suất lúa Đông Xuân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh phía Bắc tập trung thực hiện một số giải pháp chính như: Với lúa gieo cấy sớm đã bón thúc đợt 2, đang chuẩn bị phân hóa đòng, nông dân cần tăng cường chăm sóc, không bón thêm đạm, tăng cường bón kali để tăng số hạt chắc trên bông.
Với lúa có biểu hiện vàng lá, nghẹt rễ khi bón thúc, bà con nên kết hợp làm cỏ sục bùn, bón thêm vôi bột, tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân bón lá.
Các tỉnh khẩn trương bón thúc ngay đối với lúa gieo cấy muộn, tăng cường sử dụng NPK tổng hợp, duy trì mực nước trên ruộng từ 2-3cm để lúa đẻ nhánh, sinh trưởng phát triển nhanh. Đối với lúa gieo thẳng, bà con khẩn trương kết thúc tỉa dặm, bón thúc tập trung, cân đối tỷ lệ N-P-K.
Bên cạnh đó, các tỉnh hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại lúa, nhất là các đối tượng rầy, bệnh lùn sọc đen và đạo ôn...
Trong khi đó, tại miền Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển trọng tâm sang thu hoạch lúa Đông Xuân.
Hiện phần lớn diện tích lúa Đông Xuân cho thu hoạch tập trung tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và diện tích thu hoạch chiếm 63% tổng diện tích lúa Đông Xuân xuống giống thuộc vùng.
Theo đánh giá bước đầu của một số địa phương, năng suất lúa Đông Xuân trên diện tích đã thu hoạch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đều khá hơn so với vụ trước.
Đáng chú ý là giá lúa hiện tại tương đối ổn định không bị sụt giảm nhiều khi lúa Đông Xuân thu hoạch rộ và vẫn cao hơn từ 1.700-1.800 đồng/kg so với so với giá cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu tăng và chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ được triển khai tích cực, đúng tiến độ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thu hoạch nhanh gọn lúa Đông Xuân đã đồng thời đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa Hè Thu ở một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tính đến 15/3, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống được 197.500 ha, nhanh hơn cùng kì năm trước 36,3%./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)