Sau hai ngày đàm phán 3-4/6, giới chức Hàn-Mỹ đã không thu hẹp được bất đồng trong việc xem xét lại thỏa thuận song phương về lĩnh vực hạt nhân dân sự, trong đó Hàn Quốc kêu gọi tăng cường quyền sản xuất nhiên liệu hạt nhân.
Trong hai ngày đàm phán tại thủ đô Seoul, Trưởng đoàn đàm phán sáu bên của Hàn Quốc Park Ro-Byug và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ phí hạt nhân Thomas Countryman đã có các cuộc thảo luận về việc sửa đổi Thỏa thuận hạt nhân dân sự đã ký kết từ năm 1974 và dự kiến hết hiệu lực trong năm 2014.
Song, trong một phát biểu với báo giới ngày 4/6, một quan chức ngoại giao Hàn Quốc giấu tên cho biết hai bên "đã không thu hẹp được những bất đồng về vấn đề chủ chốt,” bất chấp những nỗ lực hết mình từ phía Hàn Quốc.
Theo kế hoạch, hai nước sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận vào tháng Chín ở thủ đô Washington, Mỹ.
Thỏa thuận hiện nay cấm Hàn Quốc tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, bao gồm cả nhiên liệu qua sử dụng trong các lò phản ứng do Mỹ thiết kế ở Hàn Quốc, hoặc làm giàu urani cho các nhà máy điện hạt nhân của nước này.
Từ tháng 10/2010, hai bên đã tiến hành đàm phán về kiến nghị của Seoul nhằm sửa đổi nội dung thỏa thuận này, theo đó cho phép Seoul làm giàu urani, cũng như có quyền tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Hồi tháng Tư vừa qua, giới chức hai nước đã nhất trí gia hạn thỏa thuận này thêm hai năm, đến tháng 3/2016, để có thể đàm phán cụ thể hơn về đề nghị của Hàn Quốc chỉnh sửa nội dung thỏa thuận.
Phía Hàn Quốc lập luận nước này cần tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân để cung cấp cho 23 lò phản ứng hiện đang đáp ứng 1/3 nhu cầu năng lượng của cả nước, đồng thời giải quyết số thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vì các kho cất giữ chất thải hạt nhân hiện hết sức chứa.
Dự kiến đến năm 2016, Hàn Quốc sẽ có khoảng 10.000 tấn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, phía Mỹ từ chối kiến nghị của Hàn Quốc do quan ngại vấn đề phổ biến hạt nhân, đồng thời cho rằng tái chế nhiên liệu hạt nhân sẽ sinh ra một lượng lớn plutonium có thể được làm giàu ở cấp độ vũ khí.
Đáp lại, Hàn Quốc đã đưa ra giải pháp công nghệ xử lý nhiệt, theo đó plutôni được tách ra sẽ được trộn lẫn với các chất an toàn hơn./.
Trong hai ngày đàm phán tại thủ đô Seoul, Trưởng đoàn đàm phán sáu bên của Hàn Quốc Park Ro-Byug và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ phí hạt nhân Thomas Countryman đã có các cuộc thảo luận về việc sửa đổi Thỏa thuận hạt nhân dân sự đã ký kết từ năm 1974 và dự kiến hết hiệu lực trong năm 2014.
Song, trong một phát biểu với báo giới ngày 4/6, một quan chức ngoại giao Hàn Quốc giấu tên cho biết hai bên "đã không thu hẹp được những bất đồng về vấn đề chủ chốt,” bất chấp những nỗ lực hết mình từ phía Hàn Quốc.
Theo kế hoạch, hai nước sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận vào tháng Chín ở thủ đô Washington, Mỹ.
Thỏa thuận hiện nay cấm Hàn Quốc tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, bao gồm cả nhiên liệu qua sử dụng trong các lò phản ứng do Mỹ thiết kế ở Hàn Quốc, hoặc làm giàu urani cho các nhà máy điện hạt nhân của nước này.
Từ tháng 10/2010, hai bên đã tiến hành đàm phán về kiến nghị của Seoul nhằm sửa đổi nội dung thỏa thuận này, theo đó cho phép Seoul làm giàu urani, cũng như có quyền tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
Hồi tháng Tư vừa qua, giới chức hai nước đã nhất trí gia hạn thỏa thuận này thêm hai năm, đến tháng 3/2016, để có thể đàm phán cụ thể hơn về đề nghị của Hàn Quốc chỉnh sửa nội dung thỏa thuận.
Phía Hàn Quốc lập luận nước này cần tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân để cung cấp cho 23 lò phản ứng hiện đang đáp ứng 1/3 nhu cầu năng lượng của cả nước, đồng thời giải quyết số thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vì các kho cất giữ chất thải hạt nhân hiện hết sức chứa.
Dự kiến đến năm 2016, Hàn Quốc sẽ có khoảng 10.000 tấn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, phía Mỹ từ chối kiến nghị của Hàn Quốc do quan ngại vấn đề phổ biến hạt nhân, đồng thời cho rằng tái chế nhiên liệu hạt nhân sẽ sinh ra một lượng lớn plutonium có thể được làm giàu ở cấp độ vũ khí.
Đáp lại, Hàn Quốc đã đưa ra giải pháp công nghệ xử lý nhiệt, theo đó plutôni được tách ra sẽ được trộn lẫn với các chất an toàn hơn./.
(TTXVN)