Cục quản lý lao động ngoài nước Philippines (POEA) cho biết, Hàn Quốc đã cắt giảm số người Philippines có thể được phép làm việc tại xứ sở kim chi vì số lượng lao động Philippines ở lại bất hợp pháp gia tăng.
Cục trưởng Hans Leo Cacdac nói rằng Philippinesscó thể bị mất một điểm đến ưa thích cho người lao động nếu lượng người lao động Philippines ở nước ngoài (OFWs) ở lại Hàn Quốc một cách bất hợp pháp tiếp tục tăng.
Ông cho biết, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) đã quyết định giảm số lao động Philippines mới, những người có thể được phép làm việc tại Hàn Quốc trong năm nay xuống còn 4.200 từ 5.200 người trong năm 2012.
Trong năm 2013, chỉ có 7.900 OFWs sẽ được đưa vào danh sách làm việc tại Hàn Quốc, giảm đáng kể so với 9.800 OFWs năm 2012.
Tuy nhiên, ông Cacdac cho biết, POEA sẽ không tranh cãi về quyết định cắt giảm hạn ngạch lao động Philippines của Hàn Quốc.
Ông giải thích rằng Philippines phải tuân thủ hợp đồng với Hàn Quốc. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Hàn Quốc và Philippines quy định rằng MOEL có thể thực hiện các biện pháp cần thiết như giảm số lượng người tìm việc trong danh sách hoặc đình chỉ việc tham gia hệ thống giấy phép lao động (EPS) nếu số lao động Philippines vắng mặt tại nơi làm việc mà không được phép hoặc ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc vượt quá mức trung bình của tất cả các nước gửi lao động đến.
POEA gần đây đã đưa ra một thử nghiệm sát hạch thông thạo tiếng Hàn trên máy tính đối với công nhân trong hệ thống EPS, những người đã trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng lao động và muốn quay lại Hàn Quốc làm việc.
Ông Cacdac cho biết, với các kiểm tra trên máy tính, Philippines hy vọng rằng tất cả các công nhân có trình độ có thể tái làm việc tại Hàn Quốc do đó giảm thiểu số lượng người ở lại trái phép.
Ông kêu gọi OFWs giúp duy trì hình ảnh tốt đẹp của người lao động có giấy phép để họ có thể tiếp tục được hưởng một phần nhu cầu về lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và không làm hỏng cơ hội của những người Philippines khác có nhu cầu có được việc làm theo EPS.
Theo POEA, Philippines đã triển khai khoảng 30.000 lao động sang Hàn Quốc từ năm 2004, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất./.
Cục trưởng Hans Leo Cacdac nói rằng Philippinesscó thể bị mất một điểm đến ưa thích cho người lao động nếu lượng người lao động Philippines ở nước ngoài (OFWs) ở lại Hàn Quốc một cách bất hợp pháp tiếp tục tăng.
Ông cho biết, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) đã quyết định giảm số lao động Philippines mới, những người có thể được phép làm việc tại Hàn Quốc trong năm nay xuống còn 4.200 từ 5.200 người trong năm 2012.
Trong năm 2013, chỉ có 7.900 OFWs sẽ được đưa vào danh sách làm việc tại Hàn Quốc, giảm đáng kể so với 9.800 OFWs năm 2012.
Tuy nhiên, ông Cacdac cho biết, POEA sẽ không tranh cãi về quyết định cắt giảm hạn ngạch lao động Philippines của Hàn Quốc.
Ông giải thích rằng Philippines phải tuân thủ hợp đồng với Hàn Quốc. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Hàn Quốc và Philippines quy định rằng MOEL có thể thực hiện các biện pháp cần thiết như giảm số lượng người tìm việc trong danh sách hoặc đình chỉ việc tham gia hệ thống giấy phép lao động (EPS) nếu số lao động Philippines vắng mặt tại nơi làm việc mà không được phép hoặc ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc vượt quá mức trung bình của tất cả các nước gửi lao động đến.
POEA gần đây đã đưa ra một thử nghiệm sát hạch thông thạo tiếng Hàn trên máy tính đối với công nhân trong hệ thống EPS, những người đã trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng lao động và muốn quay lại Hàn Quốc làm việc.
Ông Cacdac cho biết, với các kiểm tra trên máy tính, Philippines hy vọng rằng tất cả các công nhân có trình độ có thể tái làm việc tại Hàn Quốc do đó giảm thiểu số lượng người ở lại trái phép.
Ông kêu gọi OFWs giúp duy trì hình ảnh tốt đẹp của người lao động có giấy phép để họ có thể tiếp tục được hưởng một phần nhu cầu về lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và không làm hỏng cơ hội của những người Philippines khác có nhu cầu có được việc làm theo EPS.
Theo POEA, Philippines đã triển khai khoảng 30.000 lao động sang Hàn Quốc từ năm 2004, chủ yếu là trong lĩnh vực sản xuất./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)