Việc Hàn Quốc khánh thành con đê biển dài nhất thế giới hôm 27/4 đã ghi thêm một dấu ấn nữa về tinh thần lao động bền bỉ của người dân xứ sở kim chi.
Con đê chắn sóng được hoàn thành sau 19 năm xây dựng, có chiều dài 33,9km đã mở ra một dự án kinh tế lớn và đầy tham vọng của Hàn Quốc nhằm phát triển vùng nước ngập mặn Saemangeum thuộc bờ biển phía Nam nước này.
Đây là dự án khai hoang lấn biển tại vùng Saemangeum và với việc hoàn thành con đê này, Hàn Quốc đã mở rộng được 401km2, tương đương với 2/3 diện tích thủ đô Seoul.
Hàn Quốc đã chi 2.900 tỷ won (tương đương 2,6 tỷ USD) để hoàn thành con đập có độ cao trung bình 36m so với mực nước biển, nơi cao nhất đến 54m. Đê biển Saemangeum đã vượt kỷ lục của con đê dài nhất thế giới ở vùng Zuiderzee Works ở Hà Lan 1,4km.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Tổng thống Lee Myung-bak khẳng định quyết tâm biến vùng đất mới này thành khu vực phát triển thân thiện với môi trường, cho rằng dự án phát triển Saemangeum sẽ giúp khẳng định tầm nhìn đúng đắn trong việc gắn tăng trưởng với môi trường theo khẩu hiệu "tăng trưởng xanh, ít cácbon."
Tổng thống Lee tuyên bố sẽ biến vùng đất mới này thành vùng tăng trưởng xanh quốc tế tiêu biểu thông qua các dự án cải thiện chất lượng nước, công viên sinh thái dành cho động vật hoang dã và chim muông.
Vùng đất vỡ hoang Saemangeum sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Hàn Quốc nhằm phát triển khu vực bờ biển phía Nam thành một trung tâm vận tải, du lịch và công nghiệp xanh của khu vực Đông Bắc Á.
Theo Bộ Lương thực, nông nghiệp, rừng và biển, trong giai đoạn đầu, tính đến năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư khoảng 20.000 tỷ won để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm biến vùng đất khai hoang này thành phố hàng đầu với các khu công nghiệp hiện đại, các trang trại thân thiện với môi trường, các cơ sở nghiên cứu công nghệ cao và thu hút du lịch.
Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Saemangeum.
Chính phủ Hàn Quốc đã quy hoạch 30% diện tích vùng đất mới dành cho các trang trại sinh thái và 70% còn lại phục vụ các mục tiêu hỗn hợp khác. Các doanh nghiệp sẽ chính thức vào đầu tư ở Saemangeum từ năm 2012.
Sau khi khánh thành và khai thông, hàng năm đê biển này sẽ giải quyết vấn đề nhiễm mặn nước biển của trên 12.000ha đất nông nghiệp thuộc lưu vực sông Dongjin và Mangyeong. Hàn Quốc có thể tiết kiệm được 456 tỷ won chi phí thoát nước biển do ngập úng.
Bên cạnh đó, hệ thống đường trên mặt đê đã rút ngắn được 66km từ Gunsan tới Buan. Đặc biệt, việc Gunsan và bán đảo Byeonsan được nối liền sẽ góp phần phát triển vùng du lịch tổng hợp nối với Gyeonggwan và kinh tế toàn khu vực này./.
Con đê chắn sóng được hoàn thành sau 19 năm xây dựng, có chiều dài 33,9km đã mở ra một dự án kinh tế lớn và đầy tham vọng của Hàn Quốc nhằm phát triển vùng nước ngập mặn Saemangeum thuộc bờ biển phía Nam nước này.
Đây là dự án khai hoang lấn biển tại vùng Saemangeum và với việc hoàn thành con đê này, Hàn Quốc đã mở rộng được 401km2, tương đương với 2/3 diện tích thủ đô Seoul.
Hàn Quốc đã chi 2.900 tỷ won (tương đương 2,6 tỷ USD) để hoàn thành con đập có độ cao trung bình 36m so với mực nước biển, nơi cao nhất đến 54m. Đê biển Saemangeum đã vượt kỷ lục của con đê dài nhất thế giới ở vùng Zuiderzee Works ở Hà Lan 1,4km.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Tổng thống Lee Myung-bak khẳng định quyết tâm biến vùng đất mới này thành khu vực phát triển thân thiện với môi trường, cho rằng dự án phát triển Saemangeum sẽ giúp khẳng định tầm nhìn đúng đắn trong việc gắn tăng trưởng với môi trường theo khẩu hiệu "tăng trưởng xanh, ít cácbon."
Tổng thống Lee tuyên bố sẽ biến vùng đất mới này thành vùng tăng trưởng xanh quốc tế tiêu biểu thông qua các dự án cải thiện chất lượng nước, công viên sinh thái dành cho động vật hoang dã và chim muông.
Vùng đất vỡ hoang Saemangeum sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Hàn Quốc nhằm phát triển khu vực bờ biển phía Nam thành một trung tâm vận tải, du lịch và công nghiệp xanh của khu vực Đông Bắc Á.
Theo Bộ Lương thực, nông nghiệp, rừng và biển, trong giai đoạn đầu, tính đến năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư khoảng 20.000 tỷ won để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm biến vùng đất khai hoang này thành phố hàng đầu với các khu công nghiệp hiện đại, các trang trại thân thiện với môi trường, các cơ sở nghiên cứu công nghệ cao và thu hút du lịch.
Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Saemangeum.
Chính phủ Hàn Quốc đã quy hoạch 30% diện tích vùng đất mới dành cho các trang trại sinh thái và 70% còn lại phục vụ các mục tiêu hỗn hợp khác. Các doanh nghiệp sẽ chính thức vào đầu tư ở Saemangeum từ năm 2012.
Sau khi khánh thành và khai thông, hàng năm đê biển này sẽ giải quyết vấn đề nhiễm mặn nước biển của trên 12.000ha đất nông nghiệp thuộc lưu vực sông Dongjin và Mangyeong. Hàn Quốc có thể tiết kiệm được 456 tỷ won chi phí thoát nước biển do ngập úng.
Bên cạnh đó, hệ thống đường trên mặt đê đã rút ngắn được 66km từ Gunsan tới Buan. Đặc biệt, việc Gunsan và bán đảo Byeonsan được nối liền sẽ góp phần phát triển vùng du lịch tổng hợp nối với Gyeonggwan và kinh tế toàn khu vực này./.
Khánh Vân/Seoul (Vietnam+)