Hàn Quốc ngày 24/3 đã bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn gần khu vực biên giới trên bộ với Triều Tiên, nhân dịp một năm vụ chìm tàu chiến Cheonan.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết xe tăng, xe bọc thép chở quân, pháo, trực thăng và máy bay phản lực tham gia cuộc tập trận tại khu vực Pocheon, cách biên giới liên Triều 30km về phía Nam.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/3 cho biết quân đội nước này đang tiến hành đợt tập trận trên biển kéo dài một tuần (từ ngày 21/3) nhân dịp một năm vụ chìm tàu Cheonan trên biển Hoàng Hải ngày 26/3/2010 khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.
Theo thông báo, trong khuôn khổ đợt tập trận này, tàu chiến và máy bay của Hàn Quốc diễn tập trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25/3, với kịch bản đối phó với khả năng bị tấn công bằng tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Ngày 26/3, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn quy mô lớn tại ba vị trí ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Quan hệ liên Triều căng thẳng sau vụ chìm tàu Cheonan. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên phóng ngư lôi làm chìm tàu trong khi Bình Nhưỡng bác bỏ mọi cáo buộc dính líu đến vụ này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến quan hệ hai miền Triều Tiên, Seoul và Bình Nhưỡng ngày 24/3 đã nhất trí về địa điểm và thời gian nhóm họp thảo luận kế hoạch nghiên cứu chung về hoạt động của núi lửa Baekdu.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các chuyên gia hai miền sẽ nhóm họp vào ngày 29/3 tới tại thành phố Munsan của Hàn Quốc ở biên giới với Triều Tiên.
Núi lửa Baekdu cao 2.774 mét, nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, là ngọn núi thiêng đối với người dân hai miền Triều Tiên. Mới đây, các chuyên gia địa chất công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh cũng như số liệu đo đạc địa chất cho thấy núi lửa này có thể sẽ "thức giấc" trong vài năm tới sau "giấc ngủ say" từ hơn một thế kỷ nay.
Lần phun tro bụi gần nhất của núi lửa Baekdu là vào năm 1903. Các chuyên gia ước tính núi lửa này chứa hàng tỷ tấn nước có thể làm ngập lụt các khu vực lân cận.
Triều Tiên và Hàn Quốc từng nhất trí tiến hành nghiên cứu chung hoạt động của núi lửa này vào năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa xúc tiến hoạt động cụ thể nào. Giới quan sát cho rằng sự hợp tác nghiên cứu này có thể giúp làm tan băng trong quan hệ liên Triều./.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết xe tăng, xe bọc thép chở quân, pháo, trực thăng và máy bay phản lực tham gia cuộc tập trận tại khu vực Pocheon, cách biên giới liên Triều 30km về phía Nam.
Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/3 cho biết quân đội nước này đang tiến hành đợt tập trận trên biển kéo dài một tuần (từ ngày 21/3) nhân dịp một năm vụ chìm tàu Cheonan trên biển Hoàng Hải ngày 26/3/2010 khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng.
Theo thông báo, trong khuôn khổ đợt tập trận này, tàu chiến và máy bay của Hàn Quốc diễn tập trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25/3, với kịch bản đối phó với khả năng bị tấn công bằng tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Ngày 26/3, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiến hành diễn tập bắn đạn quy mô lớn tại ba vị trí ngoài khơi bán đảo Triều Tiên.
Quan hệ liên Triều căng thẳng sau vụ chìm tàu Cheonan. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên phóng ngư lôi làm chìm tàu trong khi Bình Nhưỡng bác bỏ mọi cáo buộc dính líu đến vụ này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến quan hệ hai miền Triều Tiên, Seoul và Bình Nhưỡng ngày 24/3 đã nhất trí về địa điểm và thời gian nhóm họp thảo luận kế hoạch nghiên cứu chung về hoạt động của núi lửa Baekdu.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, các chuyên gia hai miền sẽ nhóm họp vào ngày 29/3 tới tại thành phố Munsan của Hàn Quốc ở biên giới với Triều Tiên.
Núi lửa Baekdu cao 2.774 mét, nằm ở biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, là ngọn núi thiêng đối với người dân hai miền Triều Tiên. Mới đây, các chuyên gia địa chất công bố hình ảnh chụp từ vệ tinh cũng như số liệu đo đạc địa chất cho thấy núi lửa này có thể sẽ "thức giấc" trong vài năm tới sau "giấc ngủ say" từ hơn một thế kỷ nay.
Lần phun tro bụi gần nhất của núi lửa Baekdu là vào năm 1903. Các chuyên gia ước tính núi lửa này chứa hàng tỷ tấn nước có thể làm ngập lụt các khu vực lân cận.
Triều Tiên và Hàn Quốc từng nhất trí tiến hành nghiên cứu chung hoạt động của núi lửa này vào năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn chưa xúc tiến hoạt động cụ thể nào. Giới quan sát cho rằng sự hợp tác nghiên cứu này có thể giúp làm tan băng trong quan hệ liên Triều./.
(TTXVN/Vietnam+)