Mỗi năm có tới hàng chục nghìn hành khách tại sân bay Heathrow của Vương quốc Anh phải bay lòng vòng trên bầu trời do máy bay không thể hạ cánh vì sân bay quá đông, dẫn đến lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc.
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn số liệu của Cơ quan dịch vụ giao thông hàng không (NATS) cho biết vấn nạn nói trên ảnh hưởng tới khoảng 60% số hành khách đi máy bay hạ cánh xuống Heathrow - sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Trung bình mỗi chuyến bay thường phải “nằm chờ” trên bầu trời từ 4-10 phút trước khi có thể hạ cánh. Khoảng thời gian lãng phí này tăng lên 20 phút vào giờ cao điểm cuối buổi sáng - thời điểm thường xuyên có khoảng 30-40 chiếc máy bay phải bay lòng vòng trên bầu trời London.
Tính tổng cộng mỗi ngày các hãng hàng không bị thiệt hại 190 tấn nhiên liệu trị giá 119.000 bảng và lượng khí thải CO2 tăng thêm 600 tấn.
Tính toán của NATS cho rằng trong năm chỉ có 300 ngày sân bay Heathrow hoạt động tốt, 50 ngày hoạt động “thực sự khó khăn” và 15 ngày còn lại là “thảm họa thực sự.”
Thủ đô London có sáu sân bay nằm bao quanh thành phố. Với 476.000 chuyến bay/năm và chỉ có hai đường băng, Heathrow là sân bay có lưu lượng máy bay lên xuống nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện sân bay này đang phải hoạt động tới 98% công suất.
Tuần trước, hơn 100 chủ tịch và giám đốc của các hãng hàng không lớn có hoạt động ở Anh đã gặp nhau tại một hội nghị ở London để kêu gọi chính phủ nước này cho phép mở thêm một đường băng mới.
Đề nghị của họ đã được nêu ra từ lâu song vấp phải phản ứng dữ dội từ phía người dân với lý do mật độ máy bay quá dày đặc làm xuống cấp môi trường sống của London./.
Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn số liệu của Cơ quan dịch vụ giao thông hàng không (NATS) cho biết vấn nạn nói trên ảnh hưởng tới khoảng 60% số hành khách đi máy bay hạ cánh xuống Heathrow - sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Trung bình mỗi chuyến bay thường phải “nằm chờ” trên bầu trời từ 4-10 phút trước khi có thể hạ cánh. Khoảng thời gian lãng phí này tăng lên 20 phút vào giờ cao điểm cuối buổi sáng - thời điểm thường xuyên có khoảng 30-40 chiếc máy bay phải bay lòng vòng trên bầu trời London.
Tính tổng cộng mỗi ngày các hãng hàng không bị thiệt hại 190 tấn nhiên liệu trị giá 119.000 bảng và lượng khí thải CO2 tăng thêm 600 tấn.
Tính toán của NATS cho rằng trong năm chỉ có 300 ngày sân bay Heathrow hoạt động tốt, 50 ngày hoạt động “thực sự khó khăn” và 15 ngày còn lại là “thảm họa thực sự.”
Thủ đô London có sáu sân bay nằm bao quanh thành phố. Với 476.000 chuyến bay/năm và chỉ có hai đường băng, Heathrow là sân bay có lưu lượng máy bay lên xuống nhộn nhịp nhất thế giới. Hiện sân bay này đang phải hoạt động tới 98% công suất.
Tuần trước, hơn 100 chủ tịch và giám đốc của các hãng hàng không lớn có hoạt động ở Anh đã gặp nhau tại một hội nghị ở London để kêu gọi chính phủ nước này cho phép mở thêm một đường băng mới.
Đề nghị của họ đã được nêu ra từ lâu song vấp phải phản ứng dữ dội từ phía người dân với lý do mật độ máy bay quá dày đặc làm xuống cấp môi trường sống của London./.
(TTXVN/Vietnam+)