Nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing của Mỹ dự báo các hãng hàng không toàn cầu sẽ cần 33.500 máy bay mới, với trị giá 4.000 tỷ USD vào năm 2030, trong đó châu Á chiếm khoảng 35%.
Theo Phó chủ tịch Boeing phụ trách về máy bay thương mại Randy Tinseth, các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 11.450 máy bay mới, với trị giá 1.500 tỷ USD và khu vực này là thị trường lớn nhất cho các máy bay cỡ lớn loại một lối đi và hai lối đi; trong đó nhu cầu lớn nhất dành cho loại máy bay một lối đi ở giữa có 90-200 ghế.
Trong số 33.500 chiếc nói trên, khoảng 60% để mở rộng đội bay, riêng tỷ lệ này của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 80% và số còn lại để thay thế các máy bay cũ.
Để đáp ứng nhu cầu, ông Randy Tinseth cho biết Boeing sẽ tăng cường sản xuất các mẫu máy bay hiện nay; đồng thời tiếp tục phát triển các thế hệ tiếp theo của loại máy bay một lối đi Boeng 737 MAX, sẽ được thử nghiệm lần cuối trong tháng Hai này. Hãng cũng đang xem xét khả năng tung ra một phiên bản lớn hơn 787 Dreamliner, được gọi là 787-10X, có thể chuyên chở 320 hành khách, hay nhiều hơn 40 chỗ so với loại Boeing 787-9.
Phó chủ tịch Boeing phụ trách phát triển Mark Jenks cho biết Boeing đang tăng cường năng lực sản xuất loại Dreamliner, từ mức 2-3 chiếc/tháng hiện nay lên 10 chiếc/tháng vào năm 2013.
Ông Randy Tinseth cho rằng Boeing và đối thủ châu Âu Airbus sẽ vẫn là hai hãng có sự hiện diện nhiều nhất tại Hội chợ Triển lãm Hàng không Quốc tế thường niên Singapore, diễn ra trong các ngày từ 14-19/2 tới.
Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng về nhu cầu đi lại trong những năm tới. Theo đó, đến năm 2015, khu vực này sẽ chiếm tới 37% nhu cầu đi lại toàn cầu, so với mức khoảng 33% của năm 2010, trong khi tỷ trọng này của châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm từ mức 31% xuống 29%.
IATA ước tính đến năm 2015, sẽ có hơn 3,55 tỷ lượt người đi lại bằng máy bay, cao hơn 877 triệu lượt so với năm 2010, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã "đóng góp" 212 triệu lượt hành khách./.
Theo Phó chủ tịch Boeing phụ trách về máy bay thương mại Randy Tinseth, các hãng hàng không châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 11.450 máy bay mới, với trị giá 1.500 tỷ USD và khu vực này là thị trường lớn nhất cho các máy bay cỡ lớn loại một lối đi và hai lối đi; trong đó nhu cầu lớn nhất dành cho loại máy bay một lối đi ở giữa có 90-200 ghế.
Trong số 33.500 chiếc nói trên, khoảng 60% để mở rộng đội bay, riêng tỷ lệ này của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 80% và số còn lại để thay thế các máy bay cũ.
Để đáp ứng nhu cầu, ông Randy Tinseth cho biết Boeing sẽ tăng cường sản xuất các mẫu máy bay hiện nay; đồng thời tiếp tục phát triển các thế hệ tiếp theo của loại máy bay một lối đi Boeng 737 MAX, sẽ được thử nghiệm lần cuối trong tháng Hai này. Hãng cũng đang xem xét khả năng tung ra một phiên bản lớn hơn 787 Dreamliner, được gọi là 787-10X, có thể chuyên chở 320 hành khách, hay nhiều hơn 40 chỗ so với loại Boeing 787-9.
Phó chủ tịch Boeing phụ trách phát triển Mark Jenks cho biết Boeing đang tăng cường năng lực sản xuất loại Dreamliner, từ mức 2-3 chiếc/tháng hiện nay lên 10 chiếc/tháng vào năm 2013.
Ông Randy Tinseth cho rằng Boeing và đối thủ châu Âu Airbus sẽ vẫn là hai hãng có sự hiện diện nhiều nhất tại Hội chợ Triển lãm Hàng không Quốc tế thường niên Singapore, diễn ra trong các ngày từ 14-19/2 tới.
Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng về nhu cầu đi lại trong những năm tới. Theo đó, đến năm 2015, khu vực này sẽ chiếm tới 37% nhu cầu đi lại toàn cầu, so với mức khoảng 33% của năm 2010, trong khi tỷ trọng này của châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giảm từ mức 31% xuống 29%.
IATA ước tính đến năm 2015, sẽ có hơn 3,55 tỷ lượt người đi lại bằng máy bay, cao hơn 877 triệu lượt so với năm 2010, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã "đóng góp" 212 triệu lượt hành khách./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)