Hàng chục nghìn người dân Pháp ngày 5/3 đã đổ ra đường tham gia cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cho phép các công ty cắt giảm giờ công lao động do suy thoái kinh tế, trong khi đây là điểm mấu chốt trong chiến lược việc làm và tăng trưởng của Tổng thống Francois Hollande.
Cuộc biểu tình do hai công đoàn thương mại CGT và FO của Pháp khởi xướng. Tham tham gia biểu tình hòa bình là nhân viên các ngành giao thông vận tải, điện lực và một số cơ quan nhà nước ở nhiều thành phố như Toulouse, Marseille, Lyon, Strasbourg và thủ đô Paris.
Họ bày tỏ sự thất vọng trước tình trạng kinh tế yếu kém và tỷ lệ thất nghiệp vượt tầm kiểm soát, trong khi Chính phủ của ông Hollande lại tiến hành cuộc cải cách "an sinh linh hoạt", đe dọa tác động tiêu cực đến quyền lợi của người lao động.
Theo đại diện các công đoàn CGT và FO, có khoảng 200.000 người tham gia biểu tình, tuy nhiên cảnh sát Pháp cho biết chỉ có khoảng 20.000 người tham gia.
Hồi tháng Một vừa qua, ba công đoàn chính và giới chủ sử dụng lao động ở Pháp đã nhất trí về một thỏa thuận lao động, theo đó đảm bảo tốt hơn việc làm của người lao động có hợp đồng ngắn hạn, nhưng lại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho giới chủ cắt giảm giờ làm và mở rộng quyền hạn của giới chủ trong việc tuyển dụng, như họ được phép sa thải bất cứ nhân viên nào nếu từ chối làm việc.
Trong khi thỏa thuận lao động này được xem là nỗ lực chính của Tổng thống Hollande trong việc khôi phục sức cạnh tranh của các công ty Pháp và sẽ được đệ trình Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 4 tới, những người biểu tình đã yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận vì cho rằng điều kiện làm việc trong các công ty lớn sẽ tồi tệ hơn, vì thế đây là bước thụt lùi trong lĩnh vực xã hội và việc làm.
Pháp đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, với tỉ lệ thất nghiệp leo thang từng tháng khiến uy tín của ông Hollande bị ảnh hưởng.
Cùng ngày 5/3, hàng nghìn người dân Bulgaria cũng đã đổ ra các đường phố ở thủ đô Sofia để phản đối tình trạng cắt giảm nhân công và giá điện tăng cao, trong khi mức sống người dân lại sụt giảm mạnh. Chi phí sinh hoạt trung bình của người dân Bulgaria trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay đã tăng 50-100%. Cụ thể, giá điện tăng từ 100 leva lên 500 leva (từ 50 euro lên 250 euro), trong khi mức lương tháng trung bình của người dân sống ở các thành phố lớn là 700-1.000 leva (350-500 euro).
Tham gia cuộc biểu tình này gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau như thợ mỏ, công nhân đường sắt và ngành điện. Cuộc biểu tình trở nên căng thẳng sau khi một số người có hành vi quá khích để biểu thị sự bất mãn với các chính sách của chính phủ đã tự thiêu ngay trên đường phố và hai người trong số đó tử vong.
Tại Bulgaria, làn sóng biểu tình bùng nổ từ tháng 2 vừa qua, ban đầu nhằm mục đích phản đối giá điện tăng cao sau chuyển thành các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối chính phủ, buộc Thủ tướng Boiko Borisov phải tuyên bố từ chức. Giới phân tích cho rằng tình hình chính trị tại Bulgaria, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp đã chạm ngưỡng 12%, sẽ lún sâu vào khủng hoảng trong thời gian tới./.
Cuộc biểu tình do hai công đoàn thương mại CGT và FO của Pháp khởi xướng. Tham tham gia biểu tình hòa bình là nhân viên các ngành giao thông vận tải, điện lực và một số cơ quan nhà nước ở nhiều thành phố như Toulouse, Marseille, Lyon, Strasbourg và thủ đô Paris.
Họ bày tỏ sự thất vọng trước tình trạng kinh tế yếu kém và tỷ lệ thất nghiệp vượt tầm kiểm soát, trong khi Chính phủ của ông Hollande lại tiến hành cuộc cải cách "an sinh linh hoạt", đe dọa tác động tiêu cực đến quyền lợi của người lao động.
Theo đại diện các công đoàn CGT và FO, có khoảng 200.000 người tham gia biểu tình, tuy nhiên cảnh sát Pháp cho biết chỉ có khoảng 20.000 người tham gia.
Hồi tháng Một vừa qua, ba công đoàn chính và giới chủ sử dụng lao động ở Pháp đã nhất trí về một thỏa thuận lao động, theo đó đảm bảo tốt hơn việc làm của người lao động có hợp đồng ngắn hạn, nhưng lại tạo điều kiện dễ dàng hơn cho giới chủ cắt giảm giờ làm và mở rộng quyền hạn của giới chủ trong việc tuyển dụng, như họ được phép sa thải bất cứ nhân viên nào nếu từ chối làm việc.
Trong khi thỏa thuận lao động này được xem là nỗ lực chính của Tổng thống Hollande trong việc khôi phục sức cạnh tranh của các công ty Pháp và sẽ được đệ trình Quốc hội xem xét thông qua vào tháng 4 tới, những người biểu tình đã yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận vì cho rằng điều kiện làm việc trong các công ty lớn sẽ tồi tệ hơn, vì thế đây là bước thụt lùi trong lĩnh vực xã hội và việc làm.
Pháp đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, với tỉ lệ thất nghiệp leo thang từng tháng khiến uy tín của ông Hollande bị ảnh hưởng.
Cùng ngày 5/3, hàng nghìn người dân Bulgaria cũng đã đổ ra các đường phố ở thủ đô Sofia để phản đối tình trạng cắt giảm nhân công và giá điện tăng cao, trong khi mức sống người dân lại sụt giảm mạnh. Chi phí sinh hoạt trung bình của người dân Bulgaria trong tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay đã tăng 50-100%. Cụ thể, giá điện tăng từ 100 leva lên 500 leva (từ 50 euro lên 250 euro), trong khi mức lương tháng trung bình của người dân sống ở các thành phố lớn là 700-1.000 leva (350-500 euro).
Tham gia cuộc biểu tình này gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau như thợ mỏ, công nhân đường sắt và ngành điện. Cuộc biểu tình trở nên căng thẳng sau khi một số người có hành vi quá khích để biểu thị sự bất mãn với các chính sách của chính phủ đã tự thiêu ngay trên đường phố và hai người trong số đó tử vong.
Tại Bulgaria, làn sóng biểu tình bùng nổ từ tháng 2 vừa qua, ban đầu nhằm mục đích phản đối giá điện tăng cao sau chuyển thành các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối chính phủ, buộc Thủ tướng Boiko Borisov phải tuyên bố từ chức. Giới phân tích cho rằng tình hình chính trị tại Bulgaria, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp đã chạm ngưỡng 12%, sẽ lún sâu vào khủng hoảng trong thời gian tới./.
(TTXVN)