Đến tối qua (31/7), giới chức địa phương tỉnh Cát Lâm (Đông Bắc Trung Quốc) cho biết đã có khoảng 5.000 thùng hóa chất được vớt lên khỏi sông Tùng Hoa. Nhưng vẫn còn khoảng 2.000 thùng nữa chưa được tìm thấy, làm dấy lên những lo ngại về ô nhiễm nguồn nước.
Những trận lũ dữ dội giữa tuần qua đã tàn phá các kho xưởng của hai nhà máy hóa chất tại thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Và sáng 28/7, khoảng 7.000 thùng hóa chất đã bị cuốn xuống sông Tùng Hoa. Trong số này, các nhà máy cho biết 3.000 thùng là có hóa chất, số còn lại là rỗng.
Đa số hóa chất đựng trong mỗi thùng loại nặng 160-170 kg này là trimethyl chloro silicane, một chất lỏng không màu. Số còn lại là hóa chất hexamethyl disilazane.
Đây đều là những hóa chất dùng trong sản xuất cao su và chất dính, nguy hiểm nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người.
Mặc dù các nhà khoa học trấn an trong trường hợp rò rỉ ra ngoài, những hóa chất này không gây hậu quả quá nghiêm trọng đến nguồn nước bởi bị hòa tan vào một lượng nước lớn, sự việc vẫn gây nhiều lo ngại.
Một đoạn ghi hình trên cổng thông tin điện tử www.sina.com cho thấy một thùng bắt lửa và nổ tung trên bề mặt sông Tùng Hoa.
Cuộc “đánh bắt” quy mô lớn
Giới chức tỉnh Cát Lâm tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để vớt được toàn bộ số thùng hóa chất trên trước khi nó chảy vào một hồ trữ nước ở hạ nguồn sông Tùng Hoa.
Các nhân viên cứu hộ lẫn quân đội được huy động đóng ở 8 chốt trên các dòng chảy. Họ làm việc mệt mài với sự hỗ trợ của trực thăng. Và cuối tuần qua, chính quyền Cát Lâm khuyến khích cả người dân tham gia vào chiến dịch “đánh bắt” này.
Nếu người dân địa phương vớt được một thùng có hóa chất thì sẽ được thưởng 100 Nhân dân tệ (tương đương 15 USD) còn thùng không cũng vẫn được thưởng 50 NDT.
Tuy nhiên, một số thùng đã mất dấu tích và giới chuyên môn lo ngại chúng đã tìm xuống lòng sông khiến việc vớt trở nên càng khó khăn hơn.
Những thùng khác đang trôi đi nhanh hơn bởi một con đập trên thượng nguồn sông Tùng Hoa đã mở cửa xả lũ. Đích đến của chúng sẽ là thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang ở hạ nguồn.
Nỗi ám ảnh ô nhiễm
Bầu không khí căng thẳng đã sớm bao trùm Cáp Nhĩ Tân sau khi có tin về vụ hàng nghìn thùng hóa chất bị cuốn xuống sông.
Rất nhiều trong số 4 triệu người dân thành phố này đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị, tranh cướp những thùng nước đóng chai bởi tin đồn nguồn cung cấp nước sẽ bị ngừng do rò rỉ hóa chất.
Tình trạng này buộc chính quyền Cáp Nhĩ Tân phải nhanh chóng ra thông báo giải thích rằng từ lâu, thành phố không còn dùng nguồn nước của sông Tùng Hoa nữa.
Cáp Nhĩ Tân từ bỏ nguồn nước này sau khi 5 năm trước, một vụ rò rỉ hóa chất nghiêm trọng cũng từ tỉnh Cát Lâm thượng nguồn đã khiến người dân Cáp Nhĩ Tân phải sống không nước sạch trong ít nhất 5 ngày hồi tháng 11/2005. Đó được coi là một trong những cuộc khủng hoảng nước trầm trọng nhất ở Trung Quốc.
Khi hàng nghìn thùng hóa chất bị cuốn xuống sông trong cơn lũ giữa tuần qua, thành phố Cát Lâm cũng trải qua nỗi ám ảnh tương tự. Công chức bỏ nhiệm sở, phụ huynh đón con sớm…Tất cả lao vào cuộc giành giật những thùng nước đóng chai.
Cho dù nguồn nước sạch ở Cát Lâm đã được cung cấp lại phần lớn sau đợt lũ lụt nghiêm trọng vừa qua và giới chức khẳng định không bị ô nhiễm hóa chất, nhiều người dân vẫn nghi ngại./.
Những trận lũ dữ dội giữa tuần qua đã tàn phá các kho xưởng của hai nhà máy hóa chất tại thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Và sáng 28/7, khoảng 7.000 thùng hóa chất đã bị cuốn xuống sông Tùng Hoa. Trong số này, các nhà máy cho biết 3.000 thùng là có hóa chất, số còn lại là rỗng.
Đa số hóa chất đựng trong mỗi thùng loại nặng 160-170 kg này là trimethyl chloro silicane, một chất lỏng không màu. Số còn lại là hóa chất hexamethyl disilazane.
Đây đều là những hóa chất dùng trong sản xuất cao su và chất dính, nguy hiểm nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người.
Mặc dù các nhà khoa học trấn an trong trường hợp rò rỉ ra ngoài, những hóa chất này không gây hậu quả quá nghiêm trọng đến nguồn nước bởi bị hòa tan vào một lượng nước lớn, sự việc vẫn gây nhiều lo ngại.
Một đoạn ghi hình trên cổng thông tin điện tử www.sina.com cho thấy một thùng bắt lửa và nổ tung trên bề mặt sông Tùng Hoa.
Cuộc “đánh bắt” quy mô lớn
Giới chức tỉnh Cát Lâm tuyên bố sẽ nỗ lực hết sức để vớt được toàn bộ số thùng hóa chất trên trước khi nó chảy vào một hồ trữ nước ở hạ nguồn sông Tùng Hoa.
Các nhân viên cứu hộ lẫn quân đội được huy động đóng ở 8 chốt trên các dòng chảy. Họ làm việc mệt mài với sự hỗ trợ của trực thăng. Và cuối tuần qua, chính quyền Cát Lâm khuyến khích cả người dân tham gia vào chiến dịch “đánh bắt” này.
Nếu người dân địa phương vớt được một thùng có hóa chất thì sẽ được thưởng 100 Nhân dân tệ (tương đương 15 USD) còn thùng không cũng vẫn được thưởng 50 NDT.
Tuy nhiên, một số thùng đã mất dấu tích và giới chuyên môn lo ngại chúng đã tìm xuống lòng sông khiến việc vớt trở nên càng khó khăn hơn.
Những thùng khác đang trôi đi nhanh hơn bởi một con đập trên thượng nguồn sông Tùng Hoa đã mở cửa xả lũ. Đích đến của chúng sẽ là thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang ở hạ nguồn.
Nỗi ám ảnh ô nhiễm
Bầu không khí căng thẳng đã sớm bao trùm Cáp Nhĩ Tân sau khi có tin về vụ hàng nghìn thùng hóa chất bị cuốn xuống sông.
Rất nhiều trong số 4 triệu người dân thành phố này đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị, tranh cướp những thùng nước đóng chai bởi tin đồn nguồn cung cấp nước sẽ bị ngừng do rò rỉ hóa chất.
Tình trạng này buộc chính quyền Cáp Nhĩ Tân phải nhanh chóng ra thông báo giải thích rằng từ lâu, thành phố không còn dùng nguồn nước của sông Tùng Hoa nữa.
Cáp Nhĩ Tân từ bỏ nguồn nước này sau khi 5 năm trước, một vụ rò rỉ hóa chất nghiêm trọng cũng từ tỉnh Cát Lâm thượng nguồn đã khiến người dân Cáp Nhĩ Tân phải sống không nước sạch trong ít nhất 5 ngày hồi tháng 11/2005. Đó được coi là một trong những cuộc khủng hoảng nước trầm trọng nhất ở Trung Quốc.
Khi hàng nghìn thùng hóa chất bị cuốn xuống sông trong cơn lũ giữa tuần qua, thành phố Cát Lâm cũng trải qua nỗi ám ảnh tương tự. Công chức bỏ nhiệm sở, phụ huynh đón con sớm…Tất cả lao vào cuộc giành giật những thùng nước đóng chai.
Cho dù nguồn nước sạch ở Cát Lâm đã được cung cấp lại phần lớn sau đợt lũ lụt nghiêm trọng vừa qua và giới chức khẳng định không bị ô nhiễm hóa chất, nhiều người dân vẫn nghi ngại./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)