Mới đây, hãng sản xuất BlackBerry Research In Motion (RIM) tuyên bố rằng hệ thống phân tích dữ liệu mạng (NDAS) mà họ vừa cài đặt là một công cụ đáp ứng yêu cầu của các nhà chức trách Ấn Độ, song công cụ này chỉ có thể truy cập vào một số dịch vụ khách hàng nhất định trong đó có BlackBerry Messenger, chứ không thể can thiệp vào mọi dịch vụ trọng yếu của chiếc smartphone này.
Như dịch vụ email bảo mật chẳng hạn, NDAS sẽ không có quyền tác động vào.
Tuyên bố trên của RIM đưa ra ngay sau khi tờ Economic Times đăng tải thông tin rằng RIM đã chấp nhận cài đặt công cụ NDAS vào chiếc BlackBerry nhằm "xoa dịu" giới cầm quyền Ấn Độ.
Vốn lâu nay giới chức nước này luôn đe dọa sẽ "cắt" đường làm ăn của RIM nếu như họ không được quyền truy cập và kiểm tra các hệ thống dịch vụ của chiếc BlackBerry, bởi họ lo ngại các thế lực khủng bố có thể lợi dụng chiếc smartphone của RIM để trao đổi thông tin mà không bị phát hiện.
Sau đó, RIM đã phải xoa dịu chính phủ đất nước Nam Á bằng cách "bật đèn xanh" có giới hạn thông qua việc cài đặt công cụ NDAS.
Hiện giới chức Ấn Độ vẫn đang thảo luận với các nhà quản lý của RIM để có thể can thiệp cả vào hệ thống email BlackBerry, song không dễ dàng để hãng điện thoại của Mỹ chịu thông qua các đòi hỏi này.
Hệ thống email này được RIM sử dụng những thuật toán đặc biệt để mã hóa nhằm đảm bảo tính bảo mật khi chuyển đổi từ chiếc BlackBerry đến máy chủ BlackBerry Enterprise Server của RIM.
Hiện nhà sản xuất BlackBerry vẫn khẳng định rằng họ không có một chìa khóa đặc biệt nào để giải mã được tất cả email, và chỉ những tổ chức hay doanh nghiệp tài trợ đặc biệt mới có thể truy nhập được vào hệ thống này./.
Như dịch vụ email bảo mật chẳng hạn, NDAS sẽ không có quyền tác động vào.
Tuyên bố trên của RIM đưa ra ngay sau khi tờ Economic Times đăng tải thông tin rằng RIM đã chấp nhận cài đặt công cụ NDAS vào chiếc BlackBerry nhằm "xoa dịu" giới cầm quyền Ấn Độ.
Vốn lâu nay giới chức nước này luôn đe dọa sẽ "cắt" đường làm ăn của RIM nếu như họ không được quyền truy cập và kiểm tra các hệ thống dịch vụ của chiếc BlackBerry, bởi họ lo ngại các thế lực khủng bố có thể lợi dụng chiếc smartphone của RIM để trao đổi thông tin mà không bị phát hiện.
Sau đó, RIM đã phải xoa dịu chính phủ đất nước Nam Á bằng cách "bật đèn xanh" có giới hạn thông qua việc cài đặt công cụ NDAS.
Hiện giới chức Ấn Độ vẫn đang thảo luận với các nhà quản lý của RIM để có thể can thiệp cả vào hệ thống email BlackBerry, song không dễ dàng để hãng điện thoại của Mỹ chịu thông qua các đòi hỏi này.
Hệ thống email này được RIM sử dụng những thuật toán đặc biệt để mã hóa nhằm đảm bảo tính bảo mật khi chuyển đổi từ chiếc BlackBerry đến máy chủ BlackBerry Enterprise Server của RIM.
Hiện nhà sản xuất BlackBerry vẫn khẳng định rằng họ không có một chìa khóa đặc biệt nào để giải mã được tất cả email, và chỉ những tổ chức hay doanh nghiệp tài trợ đặc biệt mới có thể truy nhập được vào hệ thống này./.
Văn Hưng (Vietnam+)