Ngày 23/11, Robert Crow, phó chủ tịch của Research in Motion (RIM) khẳng định rằng, hãng sẽ không phải nhận lệnh cấm nào tại Ấn Độ.
Trao đổi với phóng viên tờ New Delhi, ông Crow cho biết: “Hiện giờ, không có bất kỳ lệnh cấm nào đối với BlackBerry cả. Và tương lai cũng sẽ như vậy!”
Sở dĩ có chuyện giới chức Ấn Độ đe dọa “cắt đường làm ăn” của RIM là bởi hãng này không cho phép chính phủ được quyền can thiệp vào các dịch vụ của mình.
Điều này khiến các nhà chức trách nơi đây lo ngại quân khủng bố sẽ lợi dụng BlackBerry để thực hiện các cuộc tấn công nằm ngoài tầm kiểm soát của lực lượng an ninh.
Trước đó, Ấn Độ đã dọa sẽ cho dừng những dịch vụ trọng yếu của BlackBerry như email mã hóa và tin nhắn. Không chỉ có đất nước Nam Á này lo ngại vấn đề an ninh liên quan tới chiếc smartphone của RIM, mà nhiều quốc gia khác như UAE, Lebanon, Algeria, Arập Xêút và Kuwait cũng đồng loạt lên tiếng cảnh báo.
Hiện chưa rõ RIM đã làm thế nào để “xoa dịu” các bất đồng trên, nhưng phó chủ tịch Crow thì rất tự tin khẳng định: “BlackBerry của RIM tới Ấn Độ là để phát triển lâu dài.”/.
Trao đổi với phóng viên tờ New Delhi, ông Crow cho biết: “Hiện giờ, không có bất kỳ lệnh cấm nào đối với BlackBerry cả. Và tương lai cũng sẽ như vậy!”
Sở dĩ có chuyện giới chức Ấn Độ đe dọa “cắt đường làm ăn” của RIM là bởi hãng này không cho phép chính phủ được quyền can thiệp vào các dịch vụ của mình.
Điều này khiến các nhà chức trách nơi đây lo ngại quân khủng bố sẽ lợi dụng BlackBerry để thực hiện các cuộc tấn công nằm ngoài tầm kiểm soát của lực lượng an ninh.
Trước đó, Ấn Độ đã dọa sẽ cho dừng những dịch vụ trọng yếu của BlackBerry như email mã hóa và tin nhắn. Không chỉ có đất nước Nam Á này lo ngại vấn đề an ninh liên quan tới chiếc smartphone của RIM, mà nhiều quốc gia khác như UAE, Lebanon, Algeria, Arập Xêút và Kuwait cũng đồng loạt lên tiếng cảnh báo.
Hiện chưa rõ RIM đã làm thế nào để “xoa dịu” các bất đồng trên, nhưng phó chủ tịch Crow thì rất tự tin khẳng định: “BlackBerry của RIM tới Ấn Độ là để phát triển lâu dài.”/.
Văn Hưng (Vietnam+)