Hàng sản xuất trong nước “lên ngôi” trong dịp Tết

Theo nhận định của Bộ Tài chính, trong dịp Tết Nguyên đán năm nay hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnh được thị trường.
Ngày 24/1 (tức mùng 2 Tết Nhâm Thìn), Bộ Tàichính đã có báo cáo nhanh về tình hình giá cả thị trường và các biện phát bìnhổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Giá cả thị trường có tăng nhưng ở mức tăng nhẹ

Theo đó, dựa trên báo cáo của sở tài chính các tỉnh, thành phố và qua khảosát, theo dõi, tổng hợp, Bộ Tài chính đã có đánh giá tổng quát về diễn biến tìnhhình thị trường, lượng hàng hóa dồi dào, sức mua tăng thấp, giá thị trường cơbản bình ổn.

Cụ thể, hàng hóa trên thị trường nhiều, tăng hơn những tháng bình thườngkhoảng 20-30%, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, kháhấp dẫn người tiêu dùng.

Nhìn chung hàng hóa lưu thông thông suốt và đáp ứng đủnhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn cả nước; không địa phương nào để xảyra tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu.

Điểm nổi bật là năm nay hàng sản xuất trong nước đã “lên ngôi” chiếm lĩnhđược thị trường, ở các siêu thị, trung tâm thương mại lớn hàng hóa sản xuấttrong nước chiếm thị phần tới 90-95% như bánh kẹo, đồ uống, các loại mứt, tráicây, thực phẩm khô (tôm mực, miến, mộc nhĩ, măng…), lương thực, thực phẩm, hàngmay mặc.

Đặc biệt có những nhóm hàng gần như độc quyền như thực phẩm chế biến, thủyhải sản đông lạnh, gạo… Sở dĩ như vậy vì sản phẩm trong nước đã có uy tín, chấtlượng không kém hàng ngoại, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… mà giá lại rẻ hơn hàngnhập.

Các loại dịch vụ phục vụ Tết, nhất là phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dântrong dịp Tết cũng được các doanh nghiệp vận tải chủ động huy động tăng thêm đầuphương tiện, tăng chuyến, mở thêm tuyến, đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng kháchtăng từ 7-10% so với Tết Tân Mão năm 2011.

Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức tăng thêm mạng lưới, mở thêm điểm bánhàng (riêng chương trình bình ổn giá thành phố Hà Nội tổ chức bán hàng tại 6.645điểm, tăng gấp 4 lần so với năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh 4.230 điểm, tăng1.015 điểm so với 1/4/2011…).

Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có nhữngcơn sốt đột biến về giá xảy ra.

Trong những ngày cận Tết, giá thị trường về tổngthể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến độngtrái chiều nhau, một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do nhà nước còn kiểm soátgiá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than, dịch vụ giáo dục, các mặt hàng đượctrợ cước, trợ giá…), có loại giảm như dịch vụ viễn thông, nhiều loại hàng hóa,dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giáthị trường khoảng 5-10%, thậm chí nhiều siêu thị có hệ thống rộng ở nhiều tỉnhkhông chỉ giữ giá bán hàng ổn định, mà còn thực hiện giảm giá cho nhiều mặt hàngnên đã thu hút khách hàng đến mua tăng cao vào ngày cận Tết.

Tuy nhiên, hệ thống chợ dân sinh trong cả nước (khu vực chiếm thị phần lớnnhất) thì giá biến động tăng, nhưng mức tăng không lớn.

Nếu so sánh giá hàng hóanhững ngày cận Tết (ngày 28, 29 tháng Chạp) với khoảng thời gian trước Tết ôngCông ông Táo thì giá gạo tẻ thị trường cơ bản bình ổn, giá gạo thơm tăng nhẹ:thị trường các tỉnh phía Bắc tăng từ 3-5%, ở các tỉnh phía Nam tăng khoảng 1,0%.

Giá các loại thực phẩm cũng không tăng nhiều: giá thịt lợn hơi tăng 5-7%,thịt lợn mông sấn tăng 7-10%, thịt bò thăn tăng 5-10%, gà ta còn sống 5-6%,thủy hải sản 5-10%, giá các loại rau củ quả ở các tỉnh phía Nam cơ bản bình ổn,các tỉnh phía Bắc tăng 3-5%, hàng thực phẩm công nghệ (rượu bia, bánh mứt kẹo …)tăng 5-7%.

Giá cây cảnh: đào, quất ở Hà Nội, một số loại hoa tươi các tỉnh giá thấphơn nhiều so với Tết năm 2011, thậm chí có loại thấp hơn tới 50%.

Giá một số dịch vụ có mức tăng khá vào ngày cận Tết, giá trông giữ xe máy15.000-20.000 đồng/xe (quy định từ 2.000-5.000 đồng/xe), giá dịchvụ rửa xe máy,ôtô tăng gấp 3-4 lần ngày thường…

Giá cước vận tải hành khách bằng phương tiện ôtô ở nhiều tỉnh, thành phốthực hiện phụ thu thêm từ 20-60% giá vé chiều đông khách để bù cho chiều chạyngược lại ít khách, giá giữ nguyên. Ngành đường sắt áp dụng chính sách phụ thuthêm từ 10-39% giá vé chiều đông khách, giảm 50% giá vé chiều vắng khách…

Như vậy, có thể đánh giá khái quát là giá thị trường có tăng, nhưng mứctăng nhẹ, sở dĩ như vậy là do: lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tăngcao trong dịp Tết.

Giá một số đầu vào cơ bản của sản xuất và đời sống được giữổn định. Các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp đã thực hiện quyết liệt,có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịchvụ thiết yếu

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 2015/CT-TTg về việctăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, Bộ Tài chính đã có chỉthị số 03/CT-BTC để chỉ đạo toàn ngành thực hiện công tác bình ổn giá trong dịpTết và phối hợp với các bộ, nghành, địa phương, doanh nghiệp, triển khai thựchiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo của 36 tỉnh, thành phố vềviệc Ủy ban Nhân dân của 36 tỉnh ban hành các Chỉ thị, Quyết định chỉ đạo cụ thểcác biện pháp bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra, kiểm soátgiá cả, thị trường và thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Các giải pháp đó đãđược các ngành, các doanh nghiệp tích cực triển khai từ sớm và đã mang lại kếtquả tích cực.

Hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã cùng các doanh nghiệp xây dựng và tổchức thực hiện các phương án chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết đầy đủ, đáp ứng nhucầu; các doanh nghiệp vận tải cũng đã chủ động tăng đầu phương tiện, tăngchuyến… đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

Nhiều chính sách hỗ trợ, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịchvụ đã được triển khai tích cực. Tính đến ngày 12/1 tại 30 tỉnh, thành phố, SởTài chính đã phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho cácdoanh nghiệp dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là1.552,875 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cân đối đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theodự toán ngay từ những ngày đầu năm, đặc biệt là những ngày giáp Tết Nguyên đán;tăng tiến độ cấp bổ sung ngân sách năm 2012 cho địa phương với tổng số tiền là325 tỷ đồng; xuất cấp 12.550 tấn gạo dự trữ quốc gia cho một số địa phương trong dịpTết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt 2012.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện các biện pháp giữ ổn định giámột số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bánđiện, giá bán than cho tất cả các hộ tiêu thụ than trong nền kinh tế, giá cướcbưu chính; giảm giá cước dịch vụ viễn thông…

Bộ cũng tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhànước còn kiểm soát giá trực tiếp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các phương ángiá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toánbằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bàodân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Bộ thực hiện kiểm soát việc đăng ký giá của các doanh nghiệp đối với các mặthàng mà doanh nghiệp đăng ký điều chỉnh giá trong dịp Tết để loại trừ các chiphí bất hợp lý trong cơ cấu giá; kiểm soát việc thực hiện cam kết về giá đối vớicác mặt hàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá; đồng thời thực hiệnviệc kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, chi tiêu thường xuyên,kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chếđộ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường định giá, các doanh nghiệpcạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết;thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, lưuthông, giảm áp lực tăng giá đầu ra, góp phần bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa,dịch vụ, thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá.

Để góp phần bình ổn giá trong dịp Tết, hầu hết các địa phương vẫn tổ chứccác đoàn để kiểm tra hoạt động của thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luậtvề giá, như Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thanh tra Sở Tài chính và 28 đoàn kiểmtra liên ngành quận, huyện phối hợp kiểm tra 242 siêu thị, cửa hàng tiện ích,143 sạp chợ về thực hiện chương trình bình ổn giá, niêm yết giá, đã nhắc nhở, xửlý nhiều vụ vi phạm…

Thành phố Hà Nội kiểm tra 191 vụ, phạt vi phạm hành chính560,7 triệu đồng, tịch thu 2,715 tỷ đồng, tạm giữ 3,5 tỷ đồng giá trị hànghóa…/.

Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân làng hoa cúc An Cơ chăm sóc hoa ngày giáp Tết. (Ảnh: Minh Phú/TTXVN)

Làng trồng hoa Tây Ninh rộn ràng vào vụ Tết

Năm nay, cây hoa phát triển rất tốt do thời tiết diễn biến thuận lợi, các vườn hoa tại địa phương cũng không chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, gió bão nên hoa tết năm nay đạt chất lượng cao.