Mặc dù còn hai tuần nữa thị trường Tết mới thực sự bước vào cao điểm nhưng trên thị trường đã tràn ngập nhiều mặt hàng Tết với các chủng loại hết sức phong phú.
Cùng với đó, hàng loạt các chương trình kết nối để tung hàng Việt ra thị trường đã làm nóng không khí đón Tết, mừng Xuân.
Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương, tín hiệu đáng mừng là hàng hóa Tết năm nay có xu hướng nghiêng hẳn về hàng Việt, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều phân khúc tiêu dùng.
Đi tìm bản sắc
Tuy nhiên, ông Quyền cũng nhận định hàng tồn kho nhiều và sức mua yếu đang là lực cản lớn “kìm chân” chiến dịch chuẩn bị hàng Tết 2013 của hầu hết các doanh nghiệp.
Do kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nên người tiêu dùng sẽ kén chọn hơn trong việc mua sắm hàng hóa, cũng như tiết giảm tối đa chi tiêu và tìm đến những đơn vị bán lẻ có các chương trình tiếp thị hấp dẫn với giá cả tốt nhất.
Sau nhiều năm nỗ lực cạnh tranh với hàng ngoại, đến nay có thể khẳng định hàng sản xuất tại Việt Nam đã đủ mạnh để chi phối thị trường Tết Quý Tỵ 2013. Không chỉ nhà sản xuất nỗ lực đầu tư, đa dạng sản phẩm, tạo nét mới trong tiêu dùng, mà quan trọng là hàng nội được người tiêu dùng ưu tiên chọn mua.
Bên cạnh đó, để đạt được những hiệu quả trong phân phối hàng tết, các doanh nghiệp thực phẩm đã phối hợp khá chặt chẽ với các đơn vị phân phối, trong đó kênh phân phối hiệu quả nhất là hệ thống các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ.
Sự liên kết nhịp nhàng này là cầu nối quan trọng trong việc tiếp cận người tiêu dùng trong nước một cách hiệu quả nhất và điều này đã được minh chứng rõ rệt.
Tại thời điểm này, một số hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.opmart, Vinatex Mart, Fivimart, Intimex… số lượng thực phẩm tết được trưng bày gần như chiếm ưu thế. Hàng Việt đang xuất hiện dày đặc hơn, một số thương hiệu thực phẩm trong nước đã khẳng định được uy tín, chất lượng rất tốt như bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, sữa Vinamilk, càphê Trung Nguyên, thực phẩm chế biến Vissan.
Đặc biệt hơn khi thị trường thực phẩm tết năm nay, các đặc sản được nhắm đến chủ yếu là các mặt hàng mang đậm văn hóa bản sắc Việt Nam, từ tôm khô, mực tẩm, bò khô đến các loại bánh, mứt…
Và bánh kẹo có xuất xứ Việt Nam là một trong những mặt hàng đang chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ưu thế hợp khẩu vị người Việt, các mặt hàng thực phẩm tết năm nay được các nhà sản xuất trong nước chú trọng cả việc cải tiến mẫu mã, đa dạng chủng loại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Bibica cũng cho rằng chưa có mùa tết nào Bibica “vào trận” với thế tự tin như năm nay. Với slogan “Đẳng cấp hàng Việt - dâng tặng yêu thương,” Bibica đưa ra thị trường 1.200 tấn bánh kẹo các loại, tăng 15% so với năm ngoái. Bibica cũng chào Tết hai dòng sản phẩm cao cấp, chiến lược là Goody và Palomino để cạnh tranh với hàng ngoại với thiết kế bao bì mới lạ, tinh tế.
Đối với các dòng bánh truyền thống là bánh hộp thiếc, hộp nhựa và hộp giấy, Bibica cũng đưa ra thị trường mỗi loại từ 8-9 mẫu sản phẩm với các trọng lượng khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhất Nam (Fivimart) cho biết, siêu thị đã dự trữ trên 50 tấn thịt gia súc, gia cầm; 181 tấn thực phẩm chế biến, 272 tấn thực phẩm đông lạnh, 589 tấn rau củ quả và 160.000 chai đồ uống các loại cùng một số sản phẩm trứng, sữa, dầu ăn… với tổng trị giá tiền hàng lên đến 210 tỷ đồng, tăng 28% so với Tết 2012.
Còn theo đại diện hệ thống siêu thị Big C, lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Big C đã hoàn tất việc trữ hàng phục vụ tết, trong đó có hơn 250 tấn mứt, kẹo, khoảng 600 tấn thịt nguội, 1.000 tấn rau, củ quả.
Đáng lưu ý là đa phần khách chọn mua bánh sản xuất trong nước vì mức giá tốt, mẫu mã cải tiến hơn hẳn năm ngoái và quan trọng là có nhà sản xuất chịu trách nhiệm với sản phẩm.
Kích cầu để tăng sức mua
Theo đánh giá của Hiệp hội siêu thị Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng của người dân đang bị chững lại do đời sống khó khăn, khả năng chi tiêu cũng bị thắt chặt. Vì vậy, nhiều siêu thị trên địa bàn đang ráo riết thực hiện các biện pháp kích cầu bằng cách bình ổn giá, áp dụng các chương trình khuyến mại hoặc tổ chức các hình thức bán hàng linh hoạt để thu hút người tiêu dùng vào dịp cuối năm.
Cụ thể, các doanh nghiệp bình ổn giá sẽ tổ chức bán hàng thường xuyên tại 710 điểm cố định đã đăng ký với thành phố và đưa hàng tới 1.500 đại lý, cửa hàng, bếp ăn tập thể với giá ổn định, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc.
Để kích cầu tiêu dùng trong dịp Tết này, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Tập đoàn Kinh Đô còn nỗ lực giữ giá sản phẩm Tết. Theo đó, Kinh Đô đã tập trung hợp lý hóa các chi phí sản xuất, bán hàng… cũng như chia sẻ một phần chi phí, lợi nhuận để người tiêu dùng yên tâm, hài lòng khi chọn mua sản phẩm bánh kẹo chất lượng với giá cả hợp lý.
Song hành với việc ổn định nguồn hàng, thông thường hàng năm vào dịp cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm của người dân tăng đột biến, nhất là với nhóm hàng lương thực-thực phẩm, đồ uống các loại, bánh kẹo, quần áo, giầy dép.
Cũng vì vậy đây cũng là dịp giá một số mặt hàng có chiều hướng tăng, thậm chí có năm xảy ra hiện tượng khan hàng, cháy hàng đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đồng thời rất dễ xuất hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn đưa vào lưu thông, nhất là với khu vực nông thôn.
Để kiểm soát chặt tình trạng này, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho hay hiện Cục đã tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thời điểm trước, trong và sau tết Quý Tỵ.
Ngoài việc đẩy mạnh kiểm tra ở các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại các chợ bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng, các điểm trung chuyển hàng hóa, cảng, ga hàng không, đường sắt..., Cục đã chỉ đạo tới các Chi cục trên cả nước tăng cường nắm tình hình địa bàn, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; tăng tần suất kiểm tra các điểm nóng kinh doanh trái phép, điểm nóng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…
Theo ông Đỗ Thanh Lam, trước thực trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng phố biến trên thị trường trong nước ngày càng nhiều đòi hỏi bên cạnh việc tích cực tuần tra kiểm soát, chống các hành vi gian lận thương mại cần tăng cường công tác tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân để từ đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng hóa sản xuất trong nước.
Có làm được điều này thì mới từng bước tạo được niềm tin và chỗ đứng của hàng Việt trong lòng người Việt, từ đó nhân lên sức mạnh tổng hợp loại bỏ hàng kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng./.
Cùng với đó, hàng loạt các chương trình kết nối để tung hàng Việt ra thị trường đã làm nóng không khí đón Tết, mừng Xuân.
Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương, tín hiệu đáng mừng là hàng hóa Tết năm nay có xu hướng nghiêng hẳn về hàng Việt, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền của nhiều phân khúc tiêu dùng.
Đi tìm bản sắc
Tuy nhiên, ông Quyền cũng nhận định hàng tồn kho nhiều và sức mua yếu đang là lực cản lớn “kìm chân” chiến dịch chuẩn bị hàng Tết 2013 của hầu hết các doanh nghiệp.
Do kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nên người tiêu dùng sẽ kén chọn hơn trong việc mua sắm hàng hóa, cũng như tiết giảm tối đa chi tiêu và tìm đến những đơn vị bán lẻ có các chương trình tiếp thị hấp dẫn với giá cả tốt nhất.
Sau nhiều năm nỗ lực cạnh tranh với hàng ngoại, đến nay có thể khẳng định hàng sản xuất tại Việt Nam đã đủ mạnh để chi phối thị trường Tết Quý Tỵ 2013. Không chỉ nhà sản xuất nỗ lực đầu tư, đa dạng sản phẩm, tạo nét mới trong tiêu dùng, mà quan trọng là hàng nội được người tiêu dùng ưu tiên chọn mua.
Bên cạnh đó, để đạt được những hiệu quả trong phân phối hàng tết, các doanh nghiệp thực phẩm đã phối hợp khá chặt chẽ với các đơn vị phân phối, trong đó kênh phân phối hiệu quả nhất là hệ thống các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ.
Sự liên kết nhịp nhàng này là cầu nối quan trọng trong việc tiếp cận người tiêu dùng trong nước một cách hiệu quả nhất và điều này đã được minh chứng rõ rệt.
Tại thời điểm này, một số hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.opmart, Vinatex Mart, Fivimart, Intimex… số lượng thực phẩm tết được trưng bày gần như chiếm ưu thế. Hàng Việt đang xuất hiện dày đặc hơn, một số thương hiệu thực phẩm trong nước đã khẳng định được uy tín, chất lượng rất tốt như bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, sữa Vinamilk, càphê Trung Nguyên, thực phẩm chế biến Vissan.
Đặc biệt hơn khi thị trường thực phẩm tết năm nay, các đặc sản được nhắm đến chủ yếu là các mặt hàng mang đậm văn hóa bản sắc Việt Nam, từ tôm khô, mực tẩm, bò khô đến các loại bánh, mứt…
Và bánh kẹo có xuất xứ Việt Nam là một trong những mặt hàng đang chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ưu thế hợp khẩu vị người Việt, các mặt hàng thực phẩm tết năm nay được các nhà sản xuất trong nước chú trọng cả việc cải tiến mẫu mã, đa dạng chủng loại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Bibica cũng cho rằng chưa có mùa tết nào Bibica “vào trận” với thế tự tin như năm nay. Với slogan “Đẳng cấp hàng Việt - dâng tặng yêu thương,” Bibica đưa ra thị trường 1.200 tấn bánh kẹo các loại, tăng 15% so với năm ngoái. Bibica cũng chào Tết hai dòng sản phẩm cao cấp, chiến lược là Goody và Palomino để cạnh tranh với hàng ngoại với thiết kế bao bì mới lạ, tinh tế.
Đối với các dòng bánh truyền thống là bánh hộp thiếc, hộp nhựa và hộp giấy, Bibica cũng đưa ra thị trường mỗi loại từ 8-9 mẫu sản phẩm với các trọng lượng khác nhau để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Nhất Nam (Fivimart) cho biết, siêu thị đã dự trữ trên 50 tấn thịt gia súc, gia cầm; 181 tấn thực phẩm chế biến, 272 tấn thực phẩm đông lạnh, 589 tấn rau củ quả và 160.000 chai đồ uống các loại cùng một số sản phẩm trứng, sữa, dầu ăn… với tổng trị giá tiền hàng lên đến 210 tỷ đồng, tăng 28% so với Tết 2012.
Còn theo đại diện hệ thống siêu thị Big C, lượng hàng hóa phục vụ Tết năm nay tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tại, Big C đã hoàn tất việc trữ hàng phục vụ tết, trong đó có hơn 250 tấn mứt, kẹo, khoảng 600 tấn thịt nguội, 1.000 tấn rau, củ quả.
Đáng lưu ý là đa phần khách chọn mua bánh sản xuất trong nước vì mức giá tốt, mẫu mã cải tiến hơn hẳn năm ngoái và quan trọng là có nhà sản xuất chịu trách nhiệm với sản phẩm.
Kích cầu để tăng sức mua
Theo đánh giá của Hiệp hội siêu thị Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng của người dân đang bị chững lại do đời sống khó khăn, khả năng chi tiêu cũng bị thắt chặt. Vì vậy, nhiều siêu thị trên địa bàn đang ráo riết thực hiện các biện pháp kích cầu bằng cách bình ổn giá, áp dụng các chương trình khuyến mại hoặc tổ chức các hình thức bán hàng linh hoạt để thu hút người tiêu dùng vào dịp cuối năm.
Cụ thể, các doanh nghiệp bình ổn giá sẽ tổ chức bán hàng thường xuyên tại 710 điểm cố định đã đăng ký với thành phố và đưa hàng tới 1.500 đại lý, cửa hàng, bếp ăn tập thể với giá ổn định, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc.
Để kích cầu tiêu dùng trong dịp Tết này, bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, Tập đoàn Kinh Đô còn nỗ lực giữ giá sản phẩm Tết. Theo đó, Kinh Đô đã tập trung hợp lý hóa các chi phí sản xuất, bán hàng… cũng như chia sẻ một phần chi phí, lợi nhuận để người tiêu dùng yên tâm, hài lòng khi chọn mua sản phẩm bánh kẹo chất lượng với giá cả hợp lý.
Song hành với việc ổn định nguồn hàng, thông thường hàng năm vào dịp cận kề Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm của người dân tăng đột biến, nhất là với nhóm hàng lương thực-thực phẩm, đồ uống các loại, bánh kẹo, quần áo, giầy dép.
Cũng vì vậy đây cũng là dịp giá một số mặt hàng có chiều hướng tăng, thậm chí có năm xảy ra hiện tượng khan hàng, cháy hàng đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đồng thời rất dễ xuất hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn đưa vào lưu thông, nhất là với khu vực nông thôn.
Để kiểm soát chặt tình trạng này, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho hay hiện Cục đã tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thời điểm trước, trong và sau tết Quý Tỵ.
Ngoài việc đẩy mạnh kiểm tra ở các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại các chợ bán buôn, bán lẻ, các cửa hàng, các điểm trung chuyển hàng hóa, cảng, ga hàng không, đường sắt..., Cục đã chỉ đạo tới các Chi cục trên cả nước tăng cường nắm tình hình địa bàn, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; tăng tần suất kiểm tra các điểm nóng kinh doanh trái phép, điểm nóng buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại…
Theo ông Đỗ Thanh Lam, trước thực trạng hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng phố biến trên thị trường trong nước ngày càng nhiều đòi hỏi bên cạnh việc tích cực tuần tra kiểm soát, chống các hành vi gian lận thương mại cần tăng cường công tác tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân để từ đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về hàng hóa sản xuất trong nước.
Có làm được điều này thì mới từng bước tạo được niềm tin và chỗ đứng của hàng Việt trong lòng người Việt, từ đó nhân lên sức mạnh tổng hợp loại bỏ hàng kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng./.
Uyên Hương (TTXVN)