Sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện là một trong những mặt hàng được yêu thích và tìm kiếm nhiều nhất trên Sàn thương mại điện tử Alibaba.com.
Ông Trần Đình Toản - Phó Giám đốc công ty cổ phần đầu tư và công nghệ OSB (đại lý ủy quyền của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam) cung cấp thông tin này trong sự kiện “Ngày hội các nhà cung cấp tại Việt Nam” ngày 29/9.
Cũng theo ông Toản, hầu hết các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, kinh doanh những mặt hàng trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam như nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ… với những đơn hàng có hàm lượng giá trị cao và mang tính cạnh tranh quốc tế.
Ngày hội các nhà cung cấp tại Việt Nam do Tập đoàn Alibaba, một sàn thương mại điện tử của Trung Quốc phối hợp với công ty cổ phần đầu tư và công nghệ OSB tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày hội với mục đích cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, định vị thị trường và cách thức nắm bắt xu hướng người mua, tối đa hóa việc kinh doanh trong các ngành nghề, đặc biệt là tác động đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo đó, doanh nghiệp được khuyến khích tăng cường áp dụng thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển, nguồn nhân lực… nhưng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Ông Michael Mang, đại diện Tập đoàn Alibaba nhận định Việt Nam đã có những đặc trưng của một thị trường xuất khẩu mạnh, ngày càng có nhiều yêu cầu tìm hiểu về các sản phẩm của Việt Nam từ các nhà nhập khẩu quốc tế trên Alibaba.com.
Hàng hóa Việt Nam đang được nhiều người mua ưa chuộng, trong khoảng giữa tháng 4 và tháng 5/2011 có 3 ngành hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam được ghi nhận gồm thực phẩm đồ uống, nông sản và vật liệu xây dựng trong tổng số 5.900 sản phẩm ngành hàng trên Alibaba.
Ông Trần Bá Cường, đại diện Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong giai đoạn 2012-2015, phấn đấu nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thông qua việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng nông-lâm-thủy sản. Trong đó, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng thương mại điện tử… là những giải pháp tích cực thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển./.
Ông Trần Đình Toản - Phó Giám đốc công ty cổ phần đầu tư và công nghệ OSB (đại lý ủy quyền của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam) cung cấp thông tin này trong sự kiện “Ngày hội các nhà cung cấp tại Việt Nam” ngày 29/9.
Cũng theo ông Toản, hầu hết các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, kinh doanh những mặt hàng trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam như nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ… với những đơn hàng có hàm lượng giá trị cao và mang tính cạnh tranh quốc tế.
Ngày hội các nhà cung cấp tại Việt Nam do Tập đoàn Alibaba, một sàn thương mại điện tử của Trung Quốc phối hợp với công ty cổ phần đầu tư và công nghệ OSB tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày hội với mục đích cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, định vị thị trường và cách thức nắm bắt xu hướng người mua, tối đa hóa việc kinh doanh trong các ngành nghề, đặc biệt là tác động đến lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo đó, doanh nghiệp được khuyến khích tăng cường áp dụng thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển, nguồn nhân lực… nhưng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Ông Michael Mang, đại diện Tập đoàn Alibaba nhận định Việt Nam đã có những đặc trưng của một thị trường xuất khẩu mạnh, ngày càng có nhiều yêu cầu tìm hiểu về các sản phẩm của Việt Nam từ các nhà nhập khẩu quốc tế trên Alibaba.com.
Hàng hóa Việt Nam đang được nhiều người mua ưa chuộng, trong khoảng giữa tháng 4 và tháng 5/2011 có 3 ngành hàng xuất khẩu mạnh nhất của Việt Nam được ghi nhận gồm thực phẩm đồ uống, nông sản và vật liệu xây dựng trong tổng số 5.900 sản phẩm ngành hàng trên Alibaba.
Ông Trần Bá Cường, đại diện Vụ xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong giai đoạn 2012-2015, phấn đấu nâng cao chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam thông qua việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng nông-lâm-thủy sản. Trong đó, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng thương mại điện tử… là những giải pháp tích cực thúc đẩy thương mại Việt Nam phát triển./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)