Cứ mỗi độ Xuân về, du khách muốn thỏa ước nguyện “Đến với Phật, về với Mẫu” ở Tây Thiên để tìm sự tĩnh tại trong tâm hồn. Nét độc đáo của văn hóa tín ngưỡng tại Tây Thiên là sự giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy, chốn linh thiêng này trở thành điểm thu hút người hành hương đầu năm mới.
Về cội nguồn Phật giáo Việt
Tây Thiên vừa là chốn cầu lễ thiêng liêng lại vừa là nơi danh thắng mãn mắt, thỏa lòng. Tuy nhiên đây là chốn phải ở giữa đất trời Tây Thiên mới thấu cảm được đủ. Không xa trung tâm Hà Nội vì chỉ cách khoảng 65 km về phía Tây Bắc, khu danh thắng Tây Thiên (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa tín ngưỡng và du lịch đầy sức hút. Được Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch xếp hạng là “Di tích lịch sử văn hóa quốc gia” từ năm 1991, từ năm 2004, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng và từ đó mà Tây Thiên ngoài vẻ đẹp cổ kính còn có sự khang trang tao nhã và sáng láng lạ kỳ. Theo Phó giáo sư-tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian Lê Trường Phát: "Nhiều tư liệu nghiên cứu đã nêu rõ, Tây Thiên được coi là chốn tổ Phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 năm trước Công nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiên cổ tự”. Trải qua các triều đại phong kiến cường thịnh như Lý, Trần, Lê, Tây Thiên đã trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước." Ngày nay, Tây Thiên còn lưu giữ được 3 ngôi mộ cổ ghi danh hiệu các thiền sư: Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn. Ông Lâm Văn Mùi-Trưởng Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên cho biết:"Khu di tích và danh thắng Tây Thiên rất có ý nghĩa về lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc. Đây là nơi khởi nguồn của dòng phật giáo Trúc Lâm ở Việt Nam. Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành,” được đặt để ghi nhớ giáo đoàn Ấn Độ đầu tiên vào Việt Nam truyền đạo. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Theo chị Lê Thị Phương, một du khách từ Hà thành: "Hành hương lên Tây Thiên lễ Phật với người Hà Nội vừa đầy xúc cảm mà lại không bị xa xôi. Chỉ nội trong một ngày là thỏa nguyện. Nghe "Tây Thiên" rất xa, rất tách biệt với những xô bồ ồn ào phố xá nhưng lại rất gần để đi đến và trở về vào ngày nghỉ." Theo hành trình cùng khách hành hương, chân trần bước vào thảm ấm trong bái đường của Thiền Viện, người người được ngợp trong một không gian rộng lớn và thiêng liêng. Với những du khách đã vào Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, sẽ cảm nhận như đến được không gian, khí hậu và cảnh Thiền Viện ở Đà Lạt ,nhưng lại ngay sát Thủ đô Hà Nội. Tây Thiên có thảm rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều cảnh quan tự nhiên kỳ thú, khí hậu trong lành nhiều địa danh đẹp như suối Vàng, suối Bạc, Bát Nhã Tuyền, suối Giải Oan, Bàn Cờ Tiên... Khi xây dựng Thiền Viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về Phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ Phật giáo nơi đây. Đầu xuân nào, Thiền Viện Tây Thiên cũng đón hàng vạn Phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về “cội nguồn Phật giáo Việt Nam,“ thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên. Sáng danh Quốc Mẫu Tây Thiên Tìm hiểu về Tây Thiên, chúng tôi được biết rằng Ngọc phả thời Hùng Vương và những câu chuyện lịch sử ghi lại: Khi Vua Hùng Vương thứ bảy tới Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) để thỉnh Phật, Ngài đã gặp gỡ và kết duyên cùng thiếu nữ Lăng Thị Tiêu. Hoàng phi Lăng Thị Tiêu đã cùng Vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị. Với những công lao đó, Hoàng phi được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ tự chính tại đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Bà còn được suy tôn danh hiệu Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh Đại vương – Đệ nhất thượng đẳng Phúc Thần (vị thần tối cao bảo trợ cho dãy Tam Đảo), là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh Mẫu Tứ Phủ chuyên trách cai quản, sáng tạo vũ trụ). Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 Âm lịch, hàng ngàn du khách không ngại vượt đường xa, vượt núi trèo đèo lên Mẫu Thượng Ngàn để mong được hưởng sự may mắn, chở che của Quốc Mẫu Tây Thiên. Điểm thờ Quốc Mẫu Tây Thiên trong quần thể tín ngưỡng tôn giáo ở đây có vai trò đặc biệt, giữ gìn và phát huy sức sống vô biên của Đạo Mẫu Việt Nam. Với nhiều người hành hương về trước mẫu cầu chở che, cầu được yêu thương là mục đích của hành trình. Hình tượng Quốc Mẫu Tây Thiên góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thiết thực nhất ở đây là bảo vệ bầu trời – nơi phát sinh linh hồn người mẹ vua Hùng Vĩ Vương, bảo vệ núi rừng, dòng suối, con sông, từng mảnh đất quê hương. Sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ nữ thần, đạo Mẫu cùng Phật giáo tạo nên một nét độc đáo mang tính bản sắc của việc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Nó minh chứng cho sức sống và vị thế của hình tượng Quốc Mẫu Tây Thiên nói riêng và bản sắc văn hóa địa phương nói chung trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh của người Việt./.
Về cội nguồn Phật giáo Việt
Tây Thiên vừa là chốn cầu lễ thiêng liêng lại vừa là nơi danh thắng mãn mắt, thỏa lòng. Tuy nhiên đây là chốn phải ở giữa đất trời Tây Thiên mới thấu cảm được đủ. Không xa trung tâm Hà Nội vì chỉ cách khoảng 65 km về phía Tây Bắc, khu danh thắng Tây Thiên (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa tín ngưỡng và du lịch đầy sức hút. Được Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch xếp hạng là “Di tích lịch sử văn hóa quốc gia” từ năm 1991, từ năm 2004, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được xây dựng và từ đó mà Tây Thiên ngoài vẻ đẹp cổ kính còn có sự khang trang tao nhã và sáng láng lạ kỳ. Theo Phó giáo sư-tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa dân gian Lê Trường Phát: "Nhiều tư liệu nghiên cứu đã nêu rõ, Tây Thiên được coi là chốn tổ Phật giáo Việt Nam. Vào khoảng 2300 năm trước Công nguyên, nơi đây đã có chùa “Tây Thiên cổ tự”. Trải qua các triều đại phong kiến cường thịnh như Lý, Trần, Lê, Tây Thiên đã trở thành một trung tâm Phật giáo của cả nước." Ngày nay, Tây Thiên còn lưu giữ được 3 ngôi mộ cổ ghi danh hiệu các thiền sư: Giác Linh Ngã Thiền Sư, Võng Sơn Thiền Sư, Cúc Khê Thiền sư. Ngoài ra còn nhiều nền chùa cổ và các di chỉ hiếm hoi dưới nền đất rừng Tây Thiên được ghi lại trong sách Kiến Văn Tỉ Lục của Lê Quý Đôn. Ông Lâm Văn Mùi-Trưởng Ban quản lý khu danh thắng Tây Thiên cho biết:"Khu di tích và danh thắng Tây Thiên rất có ý nghĩa về lịch sử Phật giáo và lịch sử dân tộc. Đây là nơi khởi nguồn của dòng phật giáo Trúc Lâm ở Việt Nam. Tên gọi Tây Thiên mang ý nghĩa là “nơi các nhà sư Tây Thiên (Ấn Độ) tu hành,” được đặt để ghi nhớ giáo đoàn Ấn Độ đầu tiên vào Việt Nam truyền đạo. Tới thời Trần, đây là trung tâm Phật giáo thâm uy giống như Yên Tử và Đông Triều. Các địa danh khác như Suối Giải Oan, suối Trường Sinh, chùa Đồng Cổ, rừng thông già đại thụ là nơi nhiều đời cao tăng tu tập, hành trì và viên tịch. Theo chị Lê Thị Phương, một du khách từ Hà thành: "Hành hương lên Tây Thiên lễ Phật với người Hà Nội vừa đầy xúc cảm mà lại không bị xa xôi. Chỉ nội trong một ngày là thỏa nguyện. Nghe "Tây Thiên" rất xa, rất tách biệt với những xô bồ ồn ào phố xá nhưng lại rất gần để đi đến và trở về vào ngày nghỉ." Theo hành trình cùng khách hành hương, chân trần bước vào thảm ấm trong bái đường của Thiền Viện, người người được ngợp trong một không gian rộng lớn và thiêng liêng. Với những du khách đã vào Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt, sẽ cảm nhận như đến được không gian, khí hậu và cảnh Thiền Viện ở Đà Lạt ,nhưng lại ngay sát Thủ đô Hà Nội. Tây Thiên có thảm rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều cảnh quan tự nhiên kỳ thú, khí hậu trong lành nhiều địa danh đẹp như suối Vàng, suối Bạc, Bát Nhã Tuyền, suối Giải Oan, Bàn Cờ Tiên... Khi xây dựng Thiền Viện, các nhà khoa học còn tìm thấy hàng ngàn hiện vật có niên hiệu từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn và các di chỉ khảo cổ về Phật giáo minh chứng rõ thêm về chốn tổ Phật giáo nơi đây. Đầu xuân nào, Thiền Viện Tây Thiên cũng đón hàng vạn Phật tử, du khách trong và ngoài nước hành hương về “cội nguồn Phật giáo Việt Nam,“ thắp hương khấn Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của núi rừng Tây Thiên. Sáng danh Quốc Mẫu Tây Thiên Tìm hiểu về Tây Thiên, chúng tôi được biết rằng Ngọc phả thời Hùng Vương và những câu chuyện lịch sử ghi lại: Khi Vua Hùng Vương thứ bảy tới Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) để thỉnh Phật, Ngài đã gặp gỡ và kết duyên cùng thiếu nữ Lăng Thị Tiêu. Hoàng phi Lăng Thị Tiêu đã cùng Vua mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình thịnh trị. Với những công lao đó, Hoàng phi được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ tự chính tại đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Bà còn được suy tôn danh hiệu Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh Đại vương – Đệ nhất thượng đẳng Phúc Thần (vị thần tối cao bảo trợ cho dãy Tam Đảo), là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn (một trong Thánh Mẫu Tứ Phủ chuyên trách cai quản, sáng tạo vũ trụ). Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 Âm lịch, hàng ngàn du khách không ngại vượt đường xa, vượt núi trèo đèo lên Mẫu Thượng Ngàn để mong được hưởng sự may mắn, chở che của Quốc Mẫu Tây Thiên. Điểm thờ Quốc Mẫu Tây Thiên trong quần thể tín ngưỡng tôn giáo ở đây có vai trò đặc biệt, giữ gìn và phát huy sức sống vô biên của Đạo Mẫu Việt Nam. Với nhiều người hành hương về trước mẫu cầu chở che, cầu được yêu thương là mục đích của hành trình. Hình tượng Quốc Mẫu Tây Thiên góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, thiết thực nhất ở đây là bảo vệ bầu trời – nơi phát sinh linh hồn người mẹ vua Hùng Vĩ Vương, bảo vệ núi rừng, dòng suối, con sông, từng mảnh đất quê hương. Sự giao thoa giữa tín ngưỡng thờ nữ thần, đạo Mẫu cùng Phật giáo tạo nên một nét độc đáo mang tính bản sắc của việc thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Nó minh chứng cho sức sống và vị thế của hình tượng Quốc Mẫu Tây Thiên nói riêng và bản sắc văn hóa địa phương nói chung trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng và tâm linh của người Việt./.
Nằm trong chiến lược chung về phát triển du lịch tâm linh tại Quần thể di tích danh thắng Tây Thiên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, dự án Cáp treo Tây Thiên thuộc Công ty Cổ phần Lạc Hồng-Tây Thiên sẽ chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách vào cuối tháng 2/2012. Tại Quần thể di tích danh thắng Tây Thiên, ngoài Cáp treo Tây Thiên còn có hệ thống dịch vụ phụ trợ rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa và sinh thái của du khách như: vận chuyển đồ và hành khách; gói dịch vụ tâm linh, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. Hệ thống xe điện được sử dụng để chuyên chở du khách từ khu đỗ xe vào ga cáp treo hay từ chân đền Thỏng tới đền Cậu; dịch vụ lưu trú được thiết kế theo phong cách địa phương và phong cách tôn giáo nằm giữa thiên nhiên. |
Hoa Anh (Vietnam+)