Phạm Hoàng Sơn, cậu bé Việt Nam đến Canada cách đây hai năm rưỡi để chữa trị và cắt bỏ khối u lớn trên mặt, sẽ trở về nước vào ngày 7/2 tới.
Trải qua 26 ca phẫu thuật phức tạp, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston ở Mỹ, nơi đã giúp tiến hành các ca phẫu thuật cho Sơn, cho biết họ đã làm tất cả những gì có thể để Sơn trở lại cuộc sống như những người bình thường.
Khối u lớn có kích thước to bằng quả bóng giờ được cắt bỏ tới hơn 80% và hiện nó không còn đe dọa đến cuộc sống của cậu bé 13 tuổi này.
Trước khi Sơn lên đường về nước, tối 3/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ của Canada tổ chức cuộc gặp gỡ chia tay và mừng sinh nhật cho em. Điều rất đặc biệt là tham dự buổi gặp mặt này có bà Laureen Harper - phu nhân của Thủ tướng Canada Stephen Harper.
Phạm Hoàng Sơn sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, một khối u bướu mọc lên ngay trên khuôn mặt của em. Tới năm 3 tuổi, do không có đủ điều kiện tiếp tục nuôi dưỡng đứa con bệnh tật, cha mẹ Sơn đã đưa em vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật ở thành phố Hải Dương.
Khối u tai ác trên khuôn mặt Sơn phát triển rất nhanh, mỗi ngày một lớn hơn, nó bịt gần kín miệng của Sơn, khiến Sơn không thể ăn uống và thở bình thường.
Tháng 3/2006, một cô gái trẻ có tên là Kate Maslen làm việc cho Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật ở Hải Dương. Kate chú ý đến hoàn cảnh của Sơn.
Hai tháng sau khi trở về Canada, Kate đã mang theo tấm ảnh của Sơn, cô đã trình bày hoàn cảnh của em với Hội đồng quản trị của Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ đồng thời kể lại những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến công tác nhân đạo của mình tại Việt Nam.
Kate nhớ lại: "Khi tôi đưa tấm hình của Sơn ra cho mọi người xem, các thành viên trong Hội đồng quản trị của Quỹ đồng loạt giơ tay nhất trí phải giúp cứu mạng sống của cậu bé này."
Đến cuối năm 2006, khối u bướu đã phát triển rất lớn, khuôn mặt của Sơn bị biến dạng đáng sợ. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Hà Nội nói họ không đủ khả năng giải phẫu khối u trên mặt của Sơn và nhận định Sơn sẽ chết nếu không được giải phẫu trong vòng ít tháng sắp tới.
Sơn bị đau đớn liên tục vì khối u bắt đầu cứng lại, che kín gần hết miệng của em. Sơn không tự ăn uống được nữa, em như bị kiệt sức, suốt ngày nằm giường, chịu đau và khóc.
Trong lúc nguy kịch này, Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ quyết định đưa em sang Canada để phẫu thuật cắt bỏ khối u. Gần cuối tháng 3/2007, xúc động trước bệnh tình ngặt nghèo của em, hàng trăm gia đình Canada đã gửi tiền tới Quỹ để giúp Sơn chữa bệnh.
Tuy nhiên, khi đưa Sơn tới Bệnh viện nhi ở Halifax và Bệnh viện nhi ở Toronto, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và họ đều lắc đầu từ chối vì sợ rằng Sơn có thể tử vong ngay trong cuộc phẫu thuật.
Những cơn đau tiếp tục hành hạ em, đến tháng 5/2007, Sơn không thể nói được nữa. Khối u trên mặt cứng lại và đè nặng lên má trái khiến Sơn không phát âm được nữa. Việc ăn uống của em càng khó khăn hơn.
Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ tưởng đã phải đưa em trở lại Việt Nam, thì rất may bác sĩ John Mulliken tại Bệnh viện Nhi Boston ở Mỹ đã trở thành vị cứu tinh khi đứng ra nhận điều trị cho em.
Hơn hai năm qua, Sơn sống tại Halifax cùng gia đình ông bà Alan và Olwyn Walter, người đã đỡ đầu Sơn từ lúc em được đưa sang Canada. Gần như hàng tháng, Sơn lại được đưa sang Mỹ để mổ và điều trị khối u.
26 ca mổ đã được tiến hành và giờ đây khối u trên gương mặt Sơn đã giảm đi rất nhiều. Em đã có thể sinh hoạt, vui chơi, đá bóng, thậm chí đi học cùng các em nhỏ khác ở Halifax. Chỉ sau hơn 2 năm, Sơn đã có thể nói tiếng Anh khá tốt.
Toàn bộ chi phí cho các ca phẫu thuật và điều trị của Sơn trong hơn 2 năm qua lên tới hơn 1 triệu USD, trong đó Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ quyên góp và ủng hộ được 500.000 USD, Quỹ Ray Tye Medical Aid Foundation ở Mỹ hỗ trợ 250.000 USD, rất nhiều tổ chức, cá nhân khác ở Canada, trong đó có cựu Phó Thủ tướng Canada Sheila Copps, Laureen Harper - phu nhân của Thủ tướng Stephen Harper... đã đứng ra quyên góp tiền giúp đỡ Sơn.
Bà Gayle Carruthers, Chủ tịch Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ cho rằng để Sơn có thể phục hồi như ngày hôm nay là sự nỗ lực rất lớn của Quỹ, gia đình ông bà Alan và Olwyn Walter, các bác sĩ Bệnh viện nhi Boston cũng như sự quan tâm và động viên của rất nhiều người Canada có tấm lòng vàng.
Bà Olwyn Walter xúc động nói: "Chúng tôi sẽ rất nhớ Sơn, Sơn cũng vậy. Điều quan trọng là khi Sơn trở về nước, em sẽ tự tin hơn vào bản thân và tương lai ở phía trước"./.
Trải qua 26 ca phẫu thuật phức tạp, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Boston ở Mỹ, nơi đã giúp tiến hành các ca phẫu thuật cho Sơn, cho biết họ đã làm tất cả những gì có thể để Sơn trở lại cuộc sống như những người bình thường.
Khối u lớn có kích thước to bằng quả bóng giờ được cắt bỏ tới hơn 80% và hiện nó không còn đe dọa đến cuộc sống của cậu bé 13 tuổi này.
Trước khi Sơn lên đường về nước, tối 3/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ của Canada tổ chức cuộc gặp gỡ chia tay và mừng sinh nhật cho em. Điều rất đặc biệt là tham dự buổi gặp mặt này có bà Laureen Harper - phu nhân của Thủ tướng Canada Stephen Harper.
Phạm Hoàng Sơn sinh ra đã bị dị tật bẩm sinh, một khối u bướu mọc lên ngay trên khuôn mặt của em. Tới năm 3 tuổi, do không có đủ điều kiện tiếp tục nuôi dưỡng đứa con bệnh tật, cha mẹ Sơn đã đưa em vào Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật ở thành phố Hải Dương.
Khối u tai ác trên khuôn mặt Sơn phát triển rất nhanh, mỗi ngày một lớn hơn, nó bịt gần kín miệng của Sơn, khiến Sơn không thể ăn uống và thở bình thường.
Tháng 3/2006, một cô gái trẻ có tên là Kate Maslen làm việc cho Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật ở Hải Dương. Kate chú ý đến hoàn cảnh của Sơn.
Hai tháng sau khi trở về Canada, Kate đã mang theo tấm ảnh của Sơn, cô đã trình bày hoàn cảnh của em với Hội đồng quản trị của Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ đồng thời kể lại những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến công tác nhân đạo của mình tại Việt Nam.
Kate nhớ lại: "Khi tôi đưa tấm hình của Sơn ra cho mọi người xem, các thành viên trong Hội đồng quản trị của Quỹ đồng loạt giơ tay nhất trí phải giúp cứu mạng sống của cậu bé này."
Đến cuối năm 2006, khối u bướu đã phát triển rất lớn, khuôn mặt của Sơn bị biến dạng đáng sợ. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Hà Nội nói họ không đủ khả năng giải phẫu khối u trên mặt của Sơn và nhận định Sơn sẽ chết nếu không được giải phẫu trong vòng ít tháng sắp tới.
Sơn bị đau đớn liên tục vì khối u bắt đầu cứng lại, che kín gần hết miệng của em. Sơn không tự ăn uống được nữa, em như bị kiệt sức, suốt ngày nằm giường, chịu đau và khóc.
Trong lúc nguy kịch này, Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ quyết định đưa em sang Canada để phẫu thuật cắt bỏ khối u. Gần cuối tháng 3/2007, xúc động trước bệnh tình ngặt nghèo của em, hàng trăm gia đình Canada đã gửi tiền tới Quỹ để giúp Sơn chữa bệnh.
Tuy nhiên, khi đưa Sơn tới Bệnh viện nhi ở Halifax và Bệnh viện nhi ở Toronto, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra và họ đều lắc đầu từ chối vì sợ rằng Sơn có thể tử vong ngay trong cuộc phẫu thuật.
Những cơn đau tiếp tục hành hạ em, đến tháng 5/2007, Sơn không thể nói được nữa. Khối u trên mặt cứng lại và đè nặng lên má trái khiến Sơn không phát âm được nữa. Việc ăn uống của em càng khó khăn hơn.
Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ tưởng đã phải đưa em trở lại Việt Nam, thì rất may bác sĩ John Mulliken tại Bệnh viện Nhi Boston ở Mỹ đã trở thành vị cứu tinh khi đứng ra nhận điều trị cho em.
Hơn hai năm qua, Sơn sống tại Halifax cùng gia đình ông bà Alan và Olwyn Walter, người đã đỡ đầu Sơn từ lúc em được đưa sang Canada. Gần như hàng tháng, Sơn lại được đưa sang Mỹ để mổ và điều trị khối u.
26 ca mổ đã được tiến hành và giờ đây khối u trên gương mặt Sơn đã giảm đi rất nhiều. Em đã có thể sinh hoạt, vui chơi, đá bóng, thậm chí đi học cùng các em nhỏ khác ở Halifax. Chỉ sau hơn 2 năm, Sơn đã có thể nói tiếng Anh khá tốt.
Toàn bộ chi phí cho các ca phẫu thuật và điều trị của Sơn trong hơn 2 năm qua lên tới hơn 1 triệu USD, trong đó Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ quyên góp và ủng hộ được 500.000 USD, Quỹ Ray Tye Medical Aid Foundation ở Mỹ hỗ trợ 250.000 USD, rất nhiều tổ chức, cá nhân khác ở Canada, trong đó có cựu Phó Thủ tướng Canada Sheila Copps, Laureen Harper - phu nhân của Thủ tướng Stephen Harper... đã đứng ra quyên góp tiền giúp đỡ Sơn.
Bà Gayle Carruthers, Chủ tịch Quỹ Nhịp cầu tuổi thơ cho rằng để Sơn có thể phục hồi như ngày hôm nay là sự nỗ lực rất lớn của Quỹ, gia đình ông bà Alan và Olwyn Walter, các bác sĩ Bệnh viện nhi Boston cũng như sự quan tâm và động viên của rất nhiều người Canada có tấm lòng vàng.
Bà Olwyn Walter xúc động nói: "Chúng tôi sẽ rất nhớ Sơn, Sơn cũng vậy. Điều quan trọng là khi Sơn trở về nước, em sẽ tự tin hơn vào bản thân và tương lai ở phía trước"./.
Thanh Bình/Ottawa (Vietnam+)