Theo thông tin từ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, từ ngày 28 đến 29/01 tức ngày mồng 6 đến 7 Tết, trong chương trình Vui xuân Nhâm Thìn tại bảo tàng sẽ có sự trình diễn hát xoan của các nghệ sĩ đến từ tỉnh Phú Thọ.
Hát xoan là một hình thức hát kết hợp múa, gắn với tục thờ cúng thần, diễn ra phía trước án nhang trong đình. Tháng 11/2011 vừa qua, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Để chào xuân và đón năm mới, phường xoan An Thái (Phú Thọ) sẽ trình diễn nhiều điệu xoan với những sắc thái cảm xúc đa dạng.
Nếu như điệu “trống quân” sẽ đầy rộn ràng thì điệu “bỏ bộ” lại nhẹ nhàng với sự diễn tả các công việc hàng ngày của người nông dân.
Điệu “chèo thuyền” thể hiện ước vọng bội thu của dân chài lưới trên sông Lô, sông Thao, sông Hồng bên cạnh điệu “mó cá” gửi gắm ước vọng sinh sôi nảy nở qua việc các cô gái giả làm lưới vây kín các chàng trai (ví như cá).
Điệu “đúm” đối đáp rất sôi động và lôi cuốn giữa trai làng với các đào xoan sẽ tương xứng với điệu “xin huê đố chữ” thể hiện sự trao duyên giữa đào xoan với các chàng trai làng sở tại và khả năng giải chữ Hán Nôm của các cô đào.
Với ý nghĩa giao hòa trời đất và chúc phúc cũng sẽ được thể hiện qua điệu “mời rượu.”
Đến với hát xoan đầu xuân tại bảo tàng, du khách không chỉ xem trình diễn, mà còn có thể giao lưu với các đào xoan, thử mặc trang phục, chơi nhạc cụ và học cách múa hát của các đào xoan./.
Hát xoan là một hình thức hát kết hợp múa, gắn với tục thờ cúng thần, diễn ra phía trước án nhang trong đình. Tháng 11/2011 vừa qua, hát xoan đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Để chào xuân và đón năm mới, phường xoan An Thái (Phú Thọ) sẽ trình diễn nhiều điệu xoan với những sắc thái cảm xúc đa dạng.
Nếu như điệu “trống quân” sẽ đầy rộn ràng thì điệu “bỏ bộ” lại nhẹ nhàng với sự diễn tả các công việc hàng ngày của người nông dân.
Điệu “chèo thuyền” thể hiện ước vọng bội thu của dân chài lưới trên sông Lô, sông Thao, sông Hồng bên cạnh điệu “mó cá” gửi gắm ước vọng sinh sôi nảy nở qua việc các cô gái giả làm lưới vây kín các chàng trai (ví như cá).
Điệu “đúm” đối đáp rất sôi động và lôi cuốn giữa trai làng với các đào xoan sẽ tương xứng với điệu “xin huê đố chữ” thể hiện sự trao duyên giữa đào xoan với các chàng trai làng sở tại và khả năng giải chữ Hán Nôm của các cô đào.
Với ý nghĩa giao hòa trời đất và chúc phúc cũng sẽ được thể hiện qua điệu “mời rượu.”
Đến với hát xoan đầu xuân tại bảo tàng, du khách không chỉ xem trình diễn, mà còn có thể giao lưu với các đào xoan, thử mặc trang phục, chơi nhạc cụ và học cách múa hát của các đào xoan./.
Thiên Linh (Vietnam+)