Trong phiên giao dịch ngày 10/11, hầu hết các sàn chứng khoán châu Á đều đi xuống, khi tâm lý lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đè nặng lên thị trường.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,7%.
Những tuần gần đây, chứng khoán châu Á đã sải những bước tiến dài, khi nhà đầu tư đặt cược rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế mới. Và họ đã không phải thất vọng khi tuần trước FED tuyên bố bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời nhất là khi cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đang ám ảnh thị trường. Hiện các nhà giao dịch đang tập trung dõi theo phiên họp thượng đỉnh của nhóm G20 -dự kiến khởi động vào ngày 11/11 tại Seoul.
Phiên 10/11, màu đỏ ngự trên trên sàn chứng khoán Hongkong và Thượng Hải, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.
Động thái này của Bắc Kinh khiến giới đầu tư sợ rằng chính quyền Trung Quốc sẽ triển khai các bước tiếp theo để hạ nhiệt nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường Sydney giảm 0,86%.
Ngược với xu hướng chung trong khu vực, chỉ số Nikkei của Tokyo tăng 1,4% lên 9.830,52 điểm, mức cao nhất trong 4 tháng qua. Thị trường Seoul, Đài Bắc và Wellington đóng cửa với mức tăng tương ứng 20,39 điểm, 5 điểm và 11,72 điểm.
Tâm lý lo lắng về khối nợ công khổng lồ ở châu Âu và làn sóng chốt lời cũng đẩy chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 0,53% trong phiên 9/11.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 10/11, theo đà sụt giảm trên thị trường châu Á và phố Wall, các chỉ số chứng khoán hàng đầu của châu Âu cũng đi xuống./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm 0,7%.
Những tuần gần đây, chứng khoán châu Á đã sải những bước tiến dài, khi nhà đầu tư đặt cược rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ triển khai các biện pháp kích thích kinh tế mới. Và họ đã không phải thất vọng khi tuần trước FED tuyên bố bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời nhất là khi cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đang ám ảnh thị trường. Hiện các nhà giao dịch đang tập trung dõi theo phiên họp thượng đỉnh của nhóm G20 -dự kiến khởi động vào ngày 11/11 tại Seoul.
Phiên 10/11, màu đỏ ngự trên trên sàn chứng khoán Hongkong và Thượng Hải, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc nâng mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.
Động thái này của Bắc Kinh khiến giới đầu tư sợ rằng chính quyền Trung Quốc sẽ triển khai các bước tiếp theo để hạ nhiệt nền kinh tế. Chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường Sydney giảm 0,86%.
Ngược với xu hướng chung trong khu vực, chỉ số Nikkei của Tokyo tăng 1,4% lên 9.830,52 điểm, mức cao nhất trong 4 tháng qua. Thị trường Seoul, Đài Bắc và Wellington đóng cửa với mức tăng tương ứng 20,39 điểm, 5 điểm và 11,72 điểm.
Tâm lý lo lắng về khối nợ công khổng lồ ở châu Âu và làn sóng chốt lời cũng đẩy chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 0,53% trong phiên 9/11.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 10/11, theo đà sụt giảm trên thị trường châu Á và phố Wall, các chỉ số chứng khoán hàng đầu của châu Âu cũng đi xuống./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)