Theo AFP và Tân Hoa xã, các nhà ngoại giao cho biết Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 27/4 vẫn chưa thể nhất trí đưa ra tuyên bố lên án vụ sát hại những người biểu tình ở Syria.
Sau khi các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc, các nước phương Tây đã ngay lập tức kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để nhấn mạnh sự phẫn nộ quốc tế trước vụ đàn áp của Chính phủ Syria.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần phải "thay đổi đường lối hiện nay" và chấm dứt tình trạng đàn áp những người biểu tình đối lập.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã ngăn cản tuyên bố do Anh, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha đề xuất nhằm lên án tình trạng bạo lực trên. Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng "các phe phái tại Syria sẽ giải quyết những mâu thuẫn thông qua đối thoại chính trị và đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay bằng thái độ phù hợp."
Còn Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Alexander Pankin đã cảnh báo các nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi phản đối "sự can thiệp từ bên ngoài" vào tình hình bất ổn của Syria, nói rằng động thái đó có thể châm ngòi cho một cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông quan trọng này và vụ trấn áp trên "không phải là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế."
Trong một diễn biến khác cùng ngày, lại có thêm 203 thành viên khác của Đảng Baath cầm quyền tại Syria từ chức để phản đối vụ trấn áp đẫm máu người biểu tình trên và nâng con số thanh viên phản đối này lên 233 người./.
Sau khi các cuộc đàm phán lâm vào bế tắc, các nước phương Tây đã ngay lập tức kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để nhấn mạnh sự phẫn nộ quốc tế trước vụ đàn áp của Chính phủ Syria.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice cho rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad cần phải "thay đổi đường lối hiện nay" và chấm dứt tình trạng đàn áp những người biểu tình đối lập.
Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đã ngăn cản tuyên bố do Anh, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha đề xuất nhằm lên án tình trạng bạo lực trên. Trung Quốc bày tỏ hy vọng rằng "các phe phái tại Syria sẽ giải quyết những mâu thuẫn thông qua đối thoại chính trị và đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay bằng thái độ phù hợp."
Còn Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, ông Alexander Pankin đã cảnh báo các nước phương Tây trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi phản đối "sự can thiệp từ bên ngoài" vào tình hình bất ổn của Syria, nói rằng động thái đó có thể châm ngòi cho một cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông quan trọng này và vụ trấn áp trên "không phải là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh quốc tế."
Trong một diễn biến khác cùng ngày, lại có thêm 203 thành viên khác của Đảng Baath cầm quyền tại Syria từ chức để phản đối vụ trấn áp đẫm máu người biểu tình trên và nâng con số thanh viên phản đối này lên 233 người./.
(Vietnam+)