Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 5/7, với sự đồng thuận của tất cả 15 thành viên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết sẵn sàng triển khai lực lượng ổn định tình hình của Liên hợp quốc đến miền Tây Mali đồng thời yêu cầu các nhóm nổi dậy ở Mali ngừng ngay lập tức các hành động thù địch.
Tháng Sáu vừa qua, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh châu Phi (AU) đã yêu cầu Hội đồng Bảo an cho phép triển khai lực lượng ổn định của ECOWAS để bảo vệ các thể chế Nhà nước Mali, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước này và chống khủng bố.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng lên án cuộc đảo chính ở Mali hồi tháng Ba vừa qua và đặc biệt lo ngại về tình hình nhân đạo đang giảm sút tại nước này cũng như mối đe dọa khủng bố gia tăng do sự hiện diện của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở khu vực Hồi giáo Maghreb (AQIM).
Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện các biện pháp ngăn chặn phổ biến tất cả các loại vũ khí và tất cả các vật liệu có liên quan đến vũ khí ở khu vực Sahel châu Phi.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khu vực để phát triển chiến lược chống lại các hoạt động của AQIM đồng thời cũng răn đe các nhóm nổi dậy ở Mali không được liên kết dưới bất cứ hình thức nào với tổ chức khủng bố này.
Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc đệ trình Ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc tên các cá nhân, tổ chức và các thực thể liên quan đến al-Qaeda và tình hình bất ổn định hiện nay ở Mali.
Xung đột bùng phát dữ dội ở miền Bắc Mali giữa các lực lượng chính phủ và quân nổi đậy Tuareg trong tháng 1/2012.
Sự bất ổn định này lại dẫn đến các cuộc xung đột mới cũng như phổ biến các nhóm vũ trang trong khu vực Sahel của châu Phi, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Mali sau cuộc đảo chính hồi tháng Ba khiến hơn 320.000 người Mali phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn ngay trong nước hoặc sang các nước láng giềng.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang kêu gọi quốc tế cứu trợ 1,6 tỷ USD cho các nhu cầu nhân đạo ở khu vực Sahel trong đó có Mali, đồng thời lên án mạnh mẽ các hành động phá hoại khu vực thánh địa ở thành phố Timbuktu, trung tâm truyền đạo Hồi khắp châu Phi từ thế kỷ 15 và 16, đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới./.
Tháng Sáu vừa qua, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và Liên minh châu Phi (AU) đã yêu cầu Hội đồng Bảo an cho phép triển khai lực lượng ổn định của ECOWAS để bảo vệ các thể chế Nhà nước Mali, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của nước này và chống khủng bố.
Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng lên án cuộc đảo chính ở Mali hồi tháng Ba vừa qua và đặc biệt lo ngại về tình hình nhân đạo đang giảm sút tại nước này cũng như mối đe dọa khủng bố gia tăng do sự hiện diện của tổ chức khủng bố al-Qaeda ở khu vực Hồi giáo Maghreb (AQIM).
Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc thực hiện các biện pháp ngăn chặn phổ biến tất cả các loại vũ khí và tất cả các vật liệu có liên quan đến vũ khí ở khu vực Sahel châu Phi.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi các nước tăng cường hợp tác khu vực để phát triển chiến lược chống lại các hoạt động của AQIM đồng thời cũng răn đe các nhóm nổi dậy ở Mali không được liên kết dưới bất cứ hình thức nào với tổ chức khủng bố này.
Hội đồng cũng kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc đệ trình Ủy ban trừng phạt của Liên hợp quốc tên các cá nhân, tổ chức và các thực thể liên quan đến al-Qaeda và tình hình bất ổn định hiện nay ở Mali.
Xung đột bùng phát dữ dội ở miền Bắc Mali giữa các lực lượng chính phủ và quân nổi đậy Tuareg trong tháng 1/2012.
Sự bất ổn định này lại dẫn đến các cuộc xung đột mới cũng như phổ biến các nhóm vũ trang trong khu vực Sahel của châu Phi, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng ở Mali sau cuộc đảo chính hồi tháng Ba khiến hơn 320.000 người Mali phải rời bỏ nhà cửa đi tị nạn ngay trong nước hoặc sang các nước láng giềng.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đang kêu gọi quốc tế cứu trợ 1,6 tỷ USD cho các nhu cầu nhân đạo ở khu vực Sahel trong đó có Mali, đồng thời lên án mạnh mẽ các hành động phá hoại khu vực thánh địa ở thành phố Timbuktu, trung tâm truyền đạo Hồi khắp châu Phi từ thế kỷ 15 và 16, đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới./.
(TTXVN)