Tại Thừa Thiên-Huế, nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội thuộc Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức đánh giá môi trường thủy điện Bình Điền sau hơn ba năm hoạt động. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội vùng hạ du đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm đối với việc triển khai xây dựng công trình thủy điện trong thời gian sắp tới trên địa bàn.
Công trình thủy điện Bình Điền được khởi công xây dựng vào tháng 1/2005 tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Công trình đưa vào sử dụng, hòa vào lưới điện quốc gia vào tháng 5/2009. Đây là công trình thủy điện cấp II với công suất lắp máy là 48 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 179,884 triệu kWh/năm, với dung tích hồ chứa đạt 344,4 triệu m3 nước.
Sau ba năm hoạt động, công trình đã hòa vào lưới điện quốc gia 553 triệu kWh điện. Công trình còn tham gia cắt lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du.
[Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện hiệu quả thấp]
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, theo đánh giá của nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau khi các công trình thủy điện tích nước, hạ lưu các con sông mất đi nguồn cát sỏi trong xây dựng, bởi các hồ chứa trở thành bể lắng.
Theo lẽ tự nhiên từ trước đến nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, ước tính mỗi năm có khoảng từ 1,3 triệu m3 đến 1,7 triệu m3.
Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, khi các dự án thủy điện, thủy lợi đã xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bộ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng xảy ra.
Đối với môi trường tự nhiên của các con sông, sau khi công trình thủy điện Bình Điền (về phía thượng nguồn), cũng như đập ngăn mặn Thảo Long (phía hạ nguồn con sông) đi vào hoạt động thì quá trình trao đổi nước giữa sông và biển bị hạn chế làm giảm đáng kể các loại động, thực vật thủy sinh.
Trên sông Hương, một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy các nhóm sống trôi nổi trên mặt nước (bèo) và sống chìm (rong) đã phát triển mạnh cả về quần thể và vùng phân bố. Bên cạnh đó, nhóm sống chìm gồm các loài rong cám, rong tóc tiên và rong mái chèo phát triển thành những thảm lớn và dày ở ven bờ. Sự bùng phát thực vật thủy sinh ở sông Hương đã làm giảm đi phần nào tính thẩm mỹ và cảnh quan của sông Hương.
Do rong có vai trò chính đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài tôm cá nên việc nguồn rong giảm đã tác động tiêu cực đến tôm cá trên sông Hương. Mặt khác, theo các nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện, việc sử dụng nước của thủy điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ. Quá trình này làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ lưu các con sông.
Lâu nay, việc phát triển các công trình thủy điện nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng chỉ tính đến giải quyết việc đảm bảo nguồn điện năng trong quan hệ cung-cầu, ít có đánh giá tác động đến môi trường, có chăng thì chỉ tính đến diện tích ngập nước trong vùng lòng hồ, di dân tái định cư.
Tình trạng phát triển "nóng" và xây dựng thiếu quy hoạch thống nhất các hồ chứa thủy lợi và nhất là các hồ chứa thủy điện của các thành phần kinh tế đang gây ra tình trạng hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên đất, rừng đầu nguồn, khoáng sản, đa dạng sinh học và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác...
Chính vì vậy, việc tổ chức đánh giá môi trường thủy điện Bình Điền, Thừa Thiên-Huế sau hơn ba năm hoạt động đã rút ra được những bài học bổ ích, để từ đó các nhà quản lý có cơ sở tính toán cẩn trọng hơn mỗi khi muốn triển khai xây dựng thêm các công trình thủy điện.../.
Công trình thủy điện Bình Điền được khởi công xây dựng vào tháng 1/2005 tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Công trình đưa vào sử dụng, hòa vào lưới điện quốc gia vào tháng 5/2009. Đây là công trình thủy điện cấp II với công suất lắp máy là 48 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 179,884 triệu kWh/năm, với dung tích hồ chứa đạt 344,4 triệu m3 nước.
Sau ba năm hoạt động, công trình đã hòa vào lưới điện quốc gia 553 triệu kWh điện. Công trình còn tham gia cắt lũ tiểu mãn, giảm lũ chính vụ cho vùng hạ du.
[Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện hiệu quả thấp]
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, theo đánh giá của nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và xã hội thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, sau khi các công trình thủy điện tích nước, hạ lưu các con sông mất đi nguồn cát sỏi trong xây dựng, bởi các hồ chứa trở thành bể lắng.
Theo lẽ tự nhiên từ trước đến nay, nguồn cung cấp cát sỏi trên các con sông ở Thừa Thiên-Huế luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, ước tính mỗi năm có khoảng từ 1,3 triệu m3 đến 1,7 triệu m3.
Tuy nhiên, từ năm 2009 trở đi, khi các dự án thủy điện, thủy lợi đã xây dựng xong và đi vào hoạt động thì lượng cát sỏi từ thượng nguồn bộ sung về hạ nguồn các con sông sẽ không còn. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng xảy ra.
Đối với môi trường tự nhiên của các con sông, sau khi công trình thủy điện Bình Điền (về phía thượng nguồn), cũng như đập ngăn mặn Thảo Long (phía hạ nguồn con sông) đi vào hoạt động thì quá trình trao đổi nước giữa sông và biển bị hạn chế làm giảm đáng kể các loại động, thực vật thủy sinh.
Trên sông Hương, một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy các nhóm sống trôi nổi trên mặt nước (bèo) và sống chìm (rong) đã phát triển mạnh cả về quần thể và vùng phân bố. Bên cạnh đó, nhóm sống chìm gồm các loài rong cám, rong tóc tiên và rong mái chèo phát triển thành những thảm lớn và dày ở ven bờ. Sự bùng phát thực vật thủy sinh ở sông Hương đã làm giảm đi phần nào tính thẩm mỹ và cảnh quan của sông Hương.
Do rong có vai trò chính đối với sự sinh trưởng và phát triển của các loài tôm cá nên việc nguồn rong giảm đã tác động tiêu cực đến tôm cá trên sông Hương. Mặt khác, theo các nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện, việc sử dụng nước của thủy điện làm biến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ. Quá trình này làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ lưu các con sông.
Lâu nay, việc phát triển các công trình thủy điện nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng chỉ tính đến giải quyết việc đảm bảo nguồn điện năng trong quan hệ cung-cầu, ít có đánh giá tác động đến môi trường, có chăng thì chỉ tính đến diện tích ngập nước trong vùng lòng hồ, di dân tái định cư.
Tình trạng phát triển "nóng" và xây dựng thiếu quy hoạch thống nhất các hồ chứa thủy lợi và nhất là các hồ chứa thủy điện của các thành phần kinh tế đang gây ra tình trạng hủy hoại nghiêm trọng tài nguyên đất, rừng đầu nguồn, khoáng sản, đa dạng sinh học và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác...
Chính vì vậy, việc tổ chức đánh giá môi trường thủy điện Bình Điền, Thừa Thiên-Huế sau hơn ba năm hoạt động đã rút ra được những bài học bổ ích, để từ đó các nhà quản lý có cơ sở tính toán cẩn trọng hơn mỗi khi muốn triển khai xây dựng thêm các công trình thủy điện.../.
Quốc Việt (TTXVN)