Chính phủ Nhật Bản ngày 10/4 cho biết hệ thống báo động khẩn cấp trên toàn quốc (J-Alert) của nước này một lần nữa không hoạt động trong đợt chạy thử tại một số địa điểm ở Naha, tỉnh Okinawa để chuẩn bị sẵn sàng cho vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Đợt thử đầu tiên ngày 5/4 chỉ liên quan đến các cơ sở liên lạc qua sóng radio tại 26 địa phương, trong đó có Naha và Ishigaki, trong đó hệ thống báo động tại 7/26 địa phương không phát ra cảnh báo.
Tại Naha, hệ thống được máy tính hóa của thành phố có chức năng đưa ra các tin nhắn qua radio đã không thể khởi động thậm chí cả sau khi nhận được file tiếng từ Bộ Nội vụ và Viễn thông.
Trong đợt thử ngày 10/4, chính phủ Nhật Bản một lần nữa gửi tin nhắn bằng lời nói tới các máy tính đầu cuối tới các địa phương khác nhau trên toàn quốc, trong đó có 26 địa phương thuộc tỉnh Okinawa lúc 13 giờ và 13 giờ 10 để kiểm tra xem các hệ thống loa phòng chống thảm họa có truyền lại tin nhắn hay không. Tuy nhiên, các hệ thống loa phát thanh ở Naha, một phần của hệ thống liên lạc khẩn cấp J-Alert của Nhật Bản, đã không phát ra tiếng cảnh báo.
Để đối phó với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Nhật Bản đã triển khai các đơn vị tên lửa đánh chặn từ mặt đất PAC-3 tại Tokyo và Okinawa, đồng thời điều 3 tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn từ trên biển SM-3 tới biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
Nhật Bản cũng quyết định khởi động hệ thống báo động khẩn cấp để cảnh báo về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên./.
Đợt thử đầu tiên ngày 5/4 chỉ liên quan đến các cơ sở liên lạc qua sóng radio tại 26 địa phương, trong đó có Naha và Ishigaki, trong đó hệ thống báo động tại 7/26 địa phương không phát ra cảnh báo.
Tại Naha, hệ thống được máy tính hóa của thành phố có chức năng đưa ra các tin nhắn qua radio đã không thể khởi động thậm chí cả sau khi nhận được file tiếng từ Bộ Nội vụ và Viễn thông.
Trong đợt thử ngày 10/4, chính phủ Nhật Bản một lần nữa gửi tin nhắn bằng lời nói tới các máy tính đầu cuối tới các địa phương khác nhau trên toàn quốc, trong đó có 26 địa phương thuộc tỉnh Okinawa lúc 13 giờ và 13 giờ 10 để kiểm tra xem các hệ thống loa phòng chống thảm họa có truyền lại tin nhắn hay không. Tuy nhiên, các hệ thống loa phát thanh ở Naha, một phần của hệ thống liên lạc khẩn cấp J-Alert của Nhật Bản, đã không phát ra tiếng cảnh báo.
Để đối phó với vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, Nhật Bản đã triển khai các đơn vị tên lửa đánh chặn từ mặt đất PAC-3 tại Tokyo và Okinawa, đồng thời điều 3 tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn từ trên biển SM-3 tới biển Nhật Bản và biển Hoa Đông.
Nhật Bản cũng quyết định khởi động hệ thống báo động khẩn cấp để cảnh báo về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên./.
Minh Sơn/Tokyo (Vietnam+)