Dù không nhận được thù lao, lại phải tự lo ăn uống, đi lại, nhưng các bạn tình nguyện viên vẫn vui vẻ với công việc của mình ở các nút giao thông, địa điểm du lịch...
Trong niềm vui chung của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, có những đóng góp không nhỏ của lực lượng thanh niên tình nguyện.
Hiểu thêm về Hà Nội
Hòa chung dòng người nô nức xem Đại lễ, quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, có rất nhiều “bóng áo xanh” tình nguyện tham gia đảm bảo vệ sinh và hướng dẫn du khách...
Nguyễn Thị Hải Ly, sinh viên khoa Phương Đông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là tình nguyện viên tại Đền Ngọc Sơn. Trước khi trở thành tình nguyện viên, Ly và các bạn đã tham khảo nhiều tài liệu về các địa danh ở Hà Nội bằng tiếng Việt, tiếng Anh và thậm chí cả bằng tiếng Hàn.
Để có thể trở thành tình nguyện viên dịp Đại lễ, Ly và các bạn đều phải đăng ký thi tuyển và trải qua những đợt phỏng vấn khắt khe tại Thành đoàn Hà Nội. Công việc mà Ly và các bạn tình nguyện viên đảm nhiệm khá "phong phú": từ nhặt rác, tình nguyện giao thông, hướng dẫn du khách…
Công việc hướng dẫn du khách khiến Ly và bạn bè phải đọc rất nhiều về lịch sử của Hà Nội. Do đó, kiến thức về mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn vật ngày càng dày thêm trong cô sinh viên nhỏ nhắn này. Thế nhưng, dù có đọc nhiều đến mấy, Ly vẫn bị "tai nạn." Có lần, một du khách Trung Quốc khi đến trước cửa Đền Ngọc Sơn hỏi Ly ý nghĩa của dòng chữ ở hai bên cửa đền, đứng nghĩ mãi vẫn không nhớ nổi dòng chữ ấy là gì, dù đã từng đọc trong tài liệu, Ly đã phải đỏ mặt xin lỗi người khách ngoại quốc ấy và tự nhủ, mình càng cần đọc nhiều hơn nữa, nhập tâm hơn nữa để tránh những "sự cố" trong lần sau.
Tuy nhiên, Ly bảo, những người khách như thế không nhiều. Hầu hết du khách đến Hà Nội đều đã tìm hiểu khá kỹ về Thủ đô ngàn năm nên những câu hỏi mà Ly và các bạn thường gặp là đường đến các địa điểm du lịch, thời điểm diễn ra các chương trình trong Đại lễ. Những người được cô và các bạn hướng dẫn đa phần là các gia đình, nhóm người từ miền Nam lần đầu ra Hà Nội.
Cùng nhóm với Ly, bạn Nguyễn Phương Mai dù đang đau họng vẫn cố gắng dẫn đoàn khách đi thăm quan Đền Ngọc Sơn. Mai tâm sự: “Dù ốm thì em cũng phải cố gắng đi, em đã đăng ký tham gia nên phải có trách nhiệm. Công việc của chúng em cũng quan trọng nên phải làm việc nghiêm túc, không thể tùy tiện nghỉ được."
Tan ca buổi sáng vào lúc 12 giờ, Mai và Ly lại cùng nhau lên xe buýt trở về trường học. Đến trường, họ chỉ kịp ăn vội chiếc bánh mì rồi vào lớp bởi tiết học được bắt đầu từ 13 giờ.
"Mãi không hết việc"
Đó là những từ miêu tả của các bạn tình nguyện viên môi trường khi nói về công việc của mình. Mặc dầu xung quanh hồ Hoàn Kiếm có nhiều thùng đựng rác nhưng người dân qua lại vẫn vứt rác tùy tiện.
Bùi Phương Thảo, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một tình nguyện viên môi trường chia sẻ: “Bọn mình cứ đi nhặt sạch sẽ hết một vòng hồ, quay lại đã thấy rác rồi."
Ngoài các tình nguyện viên đi quanh hồ, còn có những tình nguyện viên đứng ngay tại quán kem Thủy Tạ để nhặt rác và nhắc nhở người dân vứt rác đúng chỗ.
Bạn Khoa phụ trách nhóm tình nguyện viên buổi sáng cho biết: “Công việc của các bạn tình nguyện viên rất vất vả, đi lại nhiều, có bạn gái làm vất vả quá nên bị ốm, vì thế phải bổ sung người để thay những bạn đó.”
Tuy công việc vất vả, nhưng bù lại các bạn tình nguyện viên cũng có những niềm vui riêng, đó là những nụ cười, lời khích lệ của người dân khi các bạn đang làm việc.
Theo Khoa, dù công việc vất vả nhưng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào trong Đại lễ cũng là niềm vui. Đó có thể là lời cảm ơn của du khách, là những lời động viên chia sẻ của người dân về công việc thầm lặng mà các bạn đang làm.
Theo anh Nguyễn Quý Hợi, Trưởng ban thanh niên đường phố Quận đoàn Hoàn Kiếm, lực lượng tình nguyện viên vì môi trường sẽ tiếp tục ra quân tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm và Con đường gốm sứ đến hết năm 2010 nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị cho thành phố./.
Trong niềm vui chung của Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, có những đóng góp không nhỏ của lực lượng thanh niên tình nguyện.
Hiểu thêm về Hà Nội
Hòa chung dòng người nô nức xem Đại lễ, quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, có rất nhiều “bóng áo xanh” tình nguyện tham gia đảm bảo vệ sinh và hướng dẫn du khách...
Nguyễn Thị Hải Ly, sinh viên khoa Phương Đông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là tình nguyện viên tại Đền Ngọc Sơn. Trước khi trở thành tình nguyện viên, Ly và các bạn đã tham khảo nhiều tài liệu về các địa danh ở Hà Nội bằng tiếng Việt, tiếng Anh và thậm chí cả bằng tiếng Hàn.
Để có thể trở thành tình nguyện viên dịp Đại lễ, Ly và các bạn đều phải đăng ký thi tuyển và trải qua những đợt phỏng vấn khắt khe tại Thành đoàn Hà Nội. Công việc mà Ly và các bạn tình nguyện viên đảm nhiệm khá "phong phú": từ nhặt rác, tình nguyện giao thông, hướng dẫn du khách…
Công việc hướng dẫn du khách khiến Ly và bạn bè phải đọc rất nhiều về lịch sử của Hà Nội. Do đó, kiến thức về mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn vật ngày càng dày thêm trong cô sinh viên nhỏ nhắn này. Thế nhưng, dù có đọc nhiều đến mấy, Ly vẫn bị "tai nạn." Có lần, một du khách Trung Quốc khi đến trước cửa Đền Ngọc Sơn hỏi Ly ý nghĩa của dòng chữ ở hai bên cửa đền, đứng nghĩ mãi vẫn không nhớ nổi dòng chữ ấy là gì, dù đã từng đọc trong tài liệu, Ly đã phải đỏ mặt xin lỗi người khách ngoại quốc ấy và tự nhủ, mình càng cần đọc nhiều hơn nữa, nhập tâm hơn nữa để tránh những "sự cố" trong lần sau.
Tuy nhiên, Ly bảo, những người khách như thế không nhiều. Hầu hết du khách đến Hà Nội đều đã tìm hiểu khá kỹ về Thủ đô ngàn năm nên những câu hỏi mà Ly và các bạn thường gặp là đường đến các địa điểm du lịch, thời điểm diễn ra các chương trình trong Đại lễ. Những người được cô và các bạn hướng dẫn đa phần là các gia đình, nhóm người từ miền Nam lần đầu ra Hà Nội.
Cùng nhóm với Ly, bạn Nguyễn Phương Mai dù đang đau họng vẫn cố gắng dẫn đoàn khách đi thăm quan Đền Ngọc Sơn. Mai tâm sự: “Dù ốm thì em cũng phải cố gắng đi, em đã đăng ký tham gia nên phải có trách nhiệm. Công việc của chúng em cũng quan trọng nên phải làm việc nghiêm túc, không thể tùy tiện nghỉ được."
Tan ca buổi sáng vào lúc 12 giờ, Mai và Ly lại cùng nhau lên xe buýt trở về trường học. Đến trường, họ chỉ kịp ăn vội chiếc bánh mì rồi vào lớp bởi tiết học được bắt đầu từ 13 giờ.
"Mãi không hết việc"
Đó là những từ miêu tả của các bạn tình nguyện viên môi trường khi nói về công việc của mình. Mặc dầu xung quanh hồ Hoàn Kiếm có nhiều thùng đựng rác nhưng người dân qua lại vẫn vứt rác tùy tiện.
Bùi Phương Thảo, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một tình nguyện viên môi trường chia sẻ: “Bọn mình cứ đi nhặt sạch sẽ hết một vòng hồ, quay lại đã thấy rác rồi."
Ngoài các tình nguyện viên đi quanh hồ, còn có những tình nguyện viên đứng ngay tại quán kem Thủy Tạ để nhặt rác và nhắc nhở người dân vứt rác đúng chỗ.
Bạn Khoa phụ trách nhóm tình nguyện viên buổi sáng cho biết: “Công việc của các bạn tình nguyện viên rất vất vả, đi lại nhiều, có bạn gái làm vất vả quá nên bị ốm, vì thế phải bổ sung người để thay những bạn đó.”
Tuy công việc vất vả, nhưng bù lại các bạn tình nguyện viên cũng có những niềm vui riêng, đó là những nụ cười, lời khích lệ của người dân khi các bạn đang làm việc.
Theo Khoa, dù công việc vất vả nhưng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào trong Đại lễ cũng là niềm vui. Đó có thể là lời cảm ơn của du khách, là những lời động viên chia sẻ của người dân về công việc thầm lặng mà các bạn đang làm.
Theo anh Nguyễn Quý Hợi, Trưởng ban thanh niên đường phố Quận đoàn Hoàn Kiếm, lực lượng tình nguyện viên vì môi trường sẽ tiếp tục ra quân tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm và Con đường gốm sứ đến hết năm 2010 nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị cho thành phố./.
Hồng Kiều (Vietnam+)