Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) và con bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Vợ chồng anh Hoàng Nguyên Hòa và chị Nguyễn Thị Ân ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đều ở chiến trường trở về, có 2 con bị di chứng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN)
Cháu Lê Tiến Dũng, con anh Lê Hồng Tuyến, ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Anh Tuyến từng tham gia chiến trường Quảng Trị thời kỳ chống Mỹ, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên khi cháu Dũng sinh ra bị dị dạng do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN)
Bác Từ Đức Phảng, ở phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong chiến tranh là chiến sỹ quân cảnh bảo vệ đường, kho, trạm. Năm 1975, bác Phản trực tiếp cứu chữa vụ cháy kho vũ khí Đồng Bà Thìn - Cam Ranh và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, khiến da bị nổi từng mảng đen, đỏ, tóc, lông mày, lông mi rụng hết. (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Em Võ Thị Yến Nhi, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh bị bệnh xương thủy tinh, do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ người thân trong gia đình. Em không tự đi lại được nhưng vẫn ham học, hằng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Trẻ bị di chứng chất độc da cam/dioxin được nuôi dưỡng tại Làng Hòa Bình-Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Gia đình ông Nguyễn Hữu Dõng, ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam có 7 người con bị di chứng chất độc da cam, là một trong 200 hộ gia đình đã từng bước ổn định cuộc sống từ dự án nuôi bò của Quỹ Hòa giải - Hàn gắn vết thương chiến tranh (Mỹ) do Quỹ Bảo trợ nạn nhân da cam hỗ trợ từ năm 2007. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giúp các trẻ là nạn nhân chất độc da cam/dioxin tập phục hồi chức năng. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Đại diện Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (bên phải) tiếp nhận số tiền 500.000 yên Nhật của ông Numanamin Yuichi ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thông qua Hội viện trợ trẻ em chất độc da cam của Nhật (11/9/2008). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ngoài các hoạt động nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tây Ninh còn dạy trẻ viết chữ, phân biệt các loại màu, thời gian, các loại thực phẩm thường được sử dụng trong ăn uống, các vật dụng trong sinh hoạt. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Anh Trần Văn Phú, xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre bị teo liệt bẩm sinh cả 2 chân, phải vận động bằng đầu gối do di chứng chất độc da cam/dioxin từ cha mẹ là dân thường, sinh sống trong vùng bị rải chất độc hóa học. Vượt lên nỗi đau, anh nỗ lực luyện tập, học nghề trồng cây giống, hoa cảnh, mở dịch vụ buôn bán nhỏ tại nhà, có thu nhập ổn định. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin học nghề tại cơ sở nuôi dưỡng quận Thanh Khê, Đà Nẵng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Bà Debra Jeanne Kraus, họa sỹ người Mỹ (có chồng là cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và đã chết) đến thăm 2 nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được nuôi dưỡng, điều trị tại làng Hữu Nghị, Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Ông Doc Berrie Duff, Trưởng đoàn Cựu chiến binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Mỹ) giao lưu với trẻ em Làng Hòa Bình-Thanh Xuân, sau chuyến bộ 2 tháng (5/4-1/6/2008) từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)