Hình ảnh Phật tử và du khách nô nức tham gia khai hội Xuân Yên Tử 2024

Sáng mùng 10 tháng Giêng năm 2024 (19/2), khu di tích Yên Tử chính thức khai hội mùa Xuân năm nay đã thu hút hàng chục nghìn du khách và phật tử về đây chiêm bái, vãn cảnh.

vnp_1.jpg
Lễ hội xuân Yên Tử, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh), khai hội sáng mùng 10 tháng Giêng (19/2) và sẽ kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất miền Bắc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_2.JPG
Ngày khai hội Yên Tử hôm nay thu hút khoảng 20.000 người tham quan, vãn cảnh. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_3.jpg
Yên Tử gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_4.jpg
Sau khi đất nước thanh bình, vua nhường ngồi cho con trai, lên núi Yên Tử tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Người đời sau tâm niệm Yên Tử là cái nôi sản sinh ra Thiền phái Trúc Lâm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

172A0711.jpg
Lễ khai hội gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, với nghi lễ tâm linh như gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử... (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_7.jpg
Các tăng ni, phật tử làm lễ dâng hương cầu cho quốc thái, dân an. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_8.jpg
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tiến hành nghi lễ dâng hương. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_9.jpg
Hàng ngàn người dân, phật tử tham gia buổi lễ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
vnp_10.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hôi chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Doan tiến hành Lễ Khai ấn Yên Tử 2024. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngay sau các nghi thức khai hội, người dân bắt đầu đi lễ và vãn cảnh Yên Tử. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ngay sau các nghi thức khai hội, người dân bắt đầu đi lễ và vãn cảnh Yên Tử. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Gia đình anh Tú năm nay lần đầu tiên cho con trai tham gia thử thách chinh phục đỉnh non thiêng Yên Tử. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Gia đình anh Tú năm nay lần đầu tiên cho con trai tham gia thử thách chinh phục đỉnh non thiêng Yên Tử. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong quãng đường di chuyển chinh phục đỉnh Yên Tử, du khách có thể dừng chân thắp hương tại chùa Hoa Yên, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Giải Oan. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trong quãng đường di chuyển chinh phục đỉnh Yên Tử, du khách có thể dừng chân thắp hương tại chùa Hoa Yên, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông, chùa Giải Oan. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hướng lên chùa Đồng, dòng người tiếp tục những bậc đá cuối cùng để đặt chân tới nơi cao nhất dâng hương, đặt lễ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hướng lên chùa Đồng, dòng người tiếp tục những bậc đá cuối cùng để đặt chân tới nơi cao nhất dâng hương, đặt lễ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân chen chân nhau dưới trời mưa cầu một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe và bình an cho gia đình. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân chen chân nhau dưới trời mưa cầu một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe và bình an cho gia đình. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nhiều người chà xát tiền vào chùa Đồng Yên Tử với quan niệm sẽ gặp may mắn, tài lộc trong năm mới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nhiều người chà xát tiền vào chùa Đồng Yên Tử với quan niệm sẽ gặp may mắn, tài lộc trong năm mới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lần đầu tiên lên đỉnh Yên Tử, chị Phạm Kim Cúc (Thanh Hóa) chia sẻ: "Mặc dù quãng đường leo những bậc dốc kèm mưa lớn nhưng lên được đến đây và dâng lễ nên cảm thấy rất hoan hỉ trong người." (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Lần đầu tiên lên đỉnh Yên Tử, chị Phạm Kim Cúc (Thanh Hóa) chia sẻ: "Mặc dù quãng đường leo những bậc dốc kèm mưa lớn nhưng lên được đến đây và dâng lễ nên cảm thấy rất hoan hỉ trong người." (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục