Tại Diễn đàn cấp cao về hiệu quả viện trợ lần thứ 4 (HLF4) diễn ra tại thành phố Busan, Hàn Quốc (29/11-1/12), vấn đề minh bạch, chống tham nhũng và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự được nhiều đại biểu đề cập.
Trong thuyết trình của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước tài trợ và các nước nhận viện trợ cùng nhau đảm bảo sự minh bạch hóa, loại trừ tham nhũng nhằm đảm bảo những nguồn lực được đầu tư hoàn toàn vào việc phát triển.
Ông cũng cho rằng việc hài hòa hóa các mối quan hệ giữa các Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự sẽ góp phần thúc đẩy các chương trình phát triển tại các nước nghèo. “Các nước nhận viện trợ cần có trách nhiệm hiểu rằng một sự hỗ trợ được sử dụng không đúng hay nói cách khác là sai lầm sẽ có tác động tiêu cực đến người nghèo,” ông Ban Ki-moon nói.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước viện trợ “đừng để cuộc khủng hoảng kinh tế trong ngắn hạn làm chệch hướng những cam kết lâu dài dành sự giúp đỡ cho những người nghèo trên thế giới. Cắt viện trợ sẽ không phái là giả pháp hiệu quả để cân bằng ngân sách trong lúc khó khăn và nó đồng thời làm tổn thương người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất trong gia đình nhân loại,” lời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton cho rằng việc quản lý thích hợp nguồn viện trợ đóng vai trò quan trọng. “Điều đó có nghĩa là minh bạch, là khái niệm không thể thiếu trong viện trợ phát triển. Trong lĩnh vực này, các tổ chức dân sự cần được huy động góp phần tạo lòng tin, các doanh nghiệp, Chính phủ và cộng đồng quốc tế cần phải đồng hành với nhau trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả viện trợ,” bà Hillary Clinton nói.
Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo các nước nhận viện trợ cần tỉnh táo và tự chủ hơn để tránh những mặt trái như việc khai thác cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường… Các nước cần cân nhắc và cân bằng giữa việc đó với khả năng phát triển. “Tăng trưởng cần phải đi đôi với bền vững, quan trọng hơn là các quốc gia tiếp nhận viện trợ cần phát huy được hiệu quả của nguồn vốn và duy trì hoạt động của nó,” bà Hillary Clinton nhấn mạnh.
Hoàng hậu Jordan Rania Al Abdullah đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các thỏa thuận đạt được trong các hoạt động như diễn đàn này, đồng thời nhấn mạnh vai trò của xã hội dân sự để đảm bảo viện trợ được sử dụng một cách minh bạch và đến tận tay người nhận, người nghèo một cách hiệu quả nhất.
Cùng quan điểm đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Samuel Santos khẳng định, minh bạch giúp cho hoạt động viện trợ hiệu quả hơn, bởi mỗi món viện trợ được sử dụng đúng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội. Nicaragua đang nỗ lực để đảm bảo điều này.
Trong thời gian diễn ra diễn đàn, Chính phủ Hàn Quốc đã ký viện trợ 27 triệu USD cho Nicaragua trong 4 năm tới nhằm giúp nước này sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ./.
Trong thuyết trình của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các nước tài trợ và các nước nhận viện trợ cùng nhau đảm bảo sự minh bạch hóa, loại trừ tham nhũng nhằm đảm bảo những nguồn lực được đầu tư hoàn toàn vào việc phát triển.
Ông cũng cho rằng việc hài hòa hóa các mối quan hệ giữa các Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự sẽ góp phần thúc đẩy các chương trình phát triển tại các nước nghèo. “Các nước nhận viện trợ cần có trách nhiệm hiểu rằng một sự hỗ trợ được sử dụng không đúng hay nói cách khác là sai lầm sẽ có tác động tiêu cực đến người nghèo,” ông Ban Ki-moon nói.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước viện trợ “đừng để cuộc khủng hoảng kinh tế trong ngắn hạn làm chệch hướng những cam kết lâu dài dành sự giúp đỡ cho những người nghèo trên thế giới. Cắt viện trợ sẽ không phái là giả pháp hiệu quả để cân bằng ngân sách trong lúc khó khăn và nó đồng thời làm tổn thương người nghèo, những người dễ bị tổn thương nhất trong gia đình nhân loại,” lời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton cho rằng việc quản lý thích hợp nguồn viện trợ đóng vai trò quan trọng. “Điều đó có nghĩa là minh bạch, là khái niệm không thể thiếu trong viện trợ phát triển. Trong lĩnh vực này, các tổ chức dân sự cần được huy động góp phần tạo lòng tin, các doanh nghiệp, Chính phủ và cộng đồng quốc tế cần phải đồng hành với nhau trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả viện trợ,” bà Hillary Clinton nói.
Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo các nước nhận viện trợ cần tỉnh táo và tự chủ hơn để tránh những mặt trái như việc khai thác cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường… Các nước cần cân nhắc và cân bằng giữa việc đó với khả năng phát triển. “Tăng trưởng cần phải đi đôi với bền vững, quan trọng hơn là các quốc gia tiếp nhận viện trợ cần phát huy được hiệu quả của nguồn vốn và duy trì hoạt động của nó,” bà Hillary Clinton nhấn mạnh.
Hoàng hậu Jordan Rania Al Abdullah đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các thỏa thuận đạt được trong các hoạt động như diễn đàn này, đồng thời nhấn mạnh vai trò của xã hội dân sự để đảm bảo viện trợ được sử dụng một cách minh bạch và đến tận tay người nhận, người nghèo một cách hiệu quả nhất.
Cùng quan điểm đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nicaragua Samuel Santos khẳng định, minh bạch giúp cho hoạt động viện trợ hiệu quả hơn, bởi mỗi món viện trợ được sử dụng đúng sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội. Nicaragua đang nỗ lực để đảm bảo điều này.
Trong thời gian diễn ra diễn đàn, Chính phủ Hàn Quốc đã ký viện trợ 27 triệu USD cho Nicaragua trong 4 năm tới nhằm giúp nước này sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ./.
Đỗ Quyên (Vietnam+)