Chiều 17/7, tại buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái cho biết quan điểm của thành phố trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới là tập trung đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên các dự án quan trọng, cấp bách.
Giai đoạn trước mắt, thành phố sẽ tập trung cho 37 dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có trên 10 dự án giao thông.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sớm hoàn thiện quy hoạch giao thông xương sống để triển khai các chương trình trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục hoàn thiện các đề án mạng lưới đường bộ trên cao, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; thu phí phương tiện giao thông, đề án quản lý giao thông thông minh... để trình Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt; tham mưu cho thành phố trong việc tập trung đầu tư các dự án hạ tầng giao thông hoàn thiện vành đai 1, vành đai 2, đầu tư hệ thống giao thông tĩnh và tăng cường các giải pháp quản lý giao thông.
Đó cũng là những nội dung nhằm thực hiện tốt Chương trình số 07-CTR/TU của Thành ủy Hà Nội về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đối với lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó Sở Giao thông Vận tải là đơn vị chủ lực trong việc thực hiện chương trình
Hiện nay, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông rất ít chưa đáp ứng yêu cầu, bến bãi đỗ xe còn thiếu....
Để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, các sở ngành chức năng và chính quyền quận, huyện cần tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư và cải cách các thủ tục hành chính trong các thủ tục triển khai dự án.
Theo Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Hà Nội, nhất là lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải là vấn đề hết sức khó khăn. Một số dự án triển khai 10-15 năm vẫn chưa xong nổi một đoạn đường, nếu các sở ngành không quyết tâm, các quận huyện không vào cuộc sẽ rất khó hoàn thành.
Thời gian qua, ngành Giao thông Vận tải Hà Nội đã nỗ lực trong việc thực hiện chương trình 07 thu được những kết quả bước đầu, nổi bật là đã tham mưu cho thành phố trong việc xây dựng quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, đồng thời chỉ đạo xây dựng quy hoạch giao thông chi tiết của quận huyện; xây dựng các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng; điều chỉnh giờ học tập, làm việc đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn đến năm 2020 và một số kế hoạch khác; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các dự án giao thông quan trọng, cấp bách, trong đó 6 tháng đầu năm nay, một số dự án xây dựng cầu vượt kết cấu nhẹ đã được đưa vào hoạt động, phát huy phát huy hiệu quả, chống ùn tắc giao thông.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp chống ùn tắc giao thông, số điểm ùn tắc trên địa bàn Hà Nội đã giảm từ 124 điểm trước đây xuống còn 78 điểm hiện nay, góp phần cải thiện tình hình giao thông trên địa bàn thành phố./.
Giai đoạn trước mắt, thành phố sẽ tập trung cho 37 dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có trên 10 dự án giao thông.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sớm hoàn thiện quy hoạch giao thông xương sống để triển khai các chương trình trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục hoàn thiện các đề án mạng lưới đường bộ trên cao, đề án hạn chế phương tiện giao thông cá nhân; thu phí phương tiện giao thông, đề án quản lý giao thông thông minh... để trình Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt; tham mưu cho thành phố trong việc tập trung đầu tư các dự án hạ tầng giao thông hoàn thiện vành đai 1, vành đai 2, đầu tư hệ thống giao thông tĩnh và tăng cường các giải pháp quản lý giao thông.
Đó cũng là những nội dung nhằm thực hiện tốt Chương trình số 07-CTR/TU của Thành ủy Hà Nội về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đối với lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó Sở Giao thông Vận tải là đơn vị chủ lực trong việc thực hiện chương trình
Hiện nay, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Hà Nội gặp nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, quỹ đất dành cho hạ tầng giao thông rất ít chưa đáp ứng yêu cầu, bến bãi đỗ xe còn thiếu....
Để thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, các sở ngành chức năng và chính quyền quận, huyện cần tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, vốn đầu tư và cải cách các thủ tục hành chính trong các thủ tục triển khai dự án.
Theo Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Hà Nội, nhất là lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải là vấn đề hết sức khó khăn. Một số dự án triển khai 10-15 năm vẫn chưa xong nổi một đoạn đường, nếu các sở ngành không quyết tâm, các quận huyện không vào cuộc sẽ rất khó hoàn thành.
Thời gian qua, ngành Giao thông Vận tải Hà Nội đã nỗ lực trong việc thực hiện chương trình 07 thu được những kết quả bước đầu, nổi bật là đã tham mưu cho thành phố trong việc xây dựng quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, đồng thời chỉ đạo xây dựng quy hoạch giao thông chi tiết của quận huyện; xây dựng các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng; điều chỉnh giờ học tập, làm việc đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn đến năm 2020 và một số kế hoạch khác; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các dự án giao thông quan trọng, cấp bách, trong đó 6 tháng đầu năm nay, một số dự án xây dựng cầu vượt kết cấu nhẹ đã được đưa vào hoạt động, phát huy phát huy hiệu quả, chống ùn tắc giao thông.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp chống ùn tắc giao thông, số điểm ùn tắc trên địa bàn Hà Nội đã giảm từ 124 điểm trước đây xuống còn 78 điểm hiện nay, góp phần cải thiện tình hình giao thông trên địa bàn thành phố./.
Tuyết Mai(TTXVN)