Mặc dù địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, trong mấy ngày qua có mưa vừa, mưa to nhưng công trình thủy lợi hồ De ở xã Nam Phong không trữ nước được là bao.
Bởi, một phần lớn lượng nước bị thẩm thấu qua những mạch ngang tuyến thân đập dài khoảng 70m, khiến khu vực hạ lưu lúc nào cũng trong tình trạng đất trộn nước.
Mặt kè của hồ được gia cố bởi những phiến đá hộc nhưng không có sự gắn kết, cỏ dại mọc um tùm qua những khe đá. Mục đích tích trữ và điều tiết nước của hồ không phát huy được hiệu quả như thiết kế ban đầu. Với thiết kế trữ nước của hồ là hơn 3.000m3, mưa lượng nhỏ và vừa nước vào hồ không thấm tháp gì so với lượng nước bị rò rỉ ra bên ngoài. Van điều tiết nước han rỉ, mặc dù đã khóa van nhưng nước vẫn chảy tự do.
Theo quan sát của phóng viên, khu vực cống xả đáy của hồ De có khá nhiều mạch nước tự chảy. Một số hộ dân đã tự phát bắc máng tre vào đây để dẫn nước vào ao và phục vụ tưới tiêu nội đồng.
Hồ De là công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng từ năm 1999, phục vụ tưới cho trên 40ha lúa của ba xóm. Sau 12 năm đưa vào khai thác và sử dụng, đến nay hồ De đã xuống cấp nghiêm trọng và bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Gia đình anh Bùi Văn Lợi ở xóm Trẹo Trong sống cách đập tràn chưa đầy 100m. Anh Lợi cho hay: mỗi mùa mưa bão, gia đình anh cũng như 50 hộ dân sống cạnh đó luôn nơm nớp nỗi lo vỡ đập, hễ trời mưa to là cả nhà phải sơ tán ra xóm khác ngủ nhờ.
Ông Đinh Duy Thích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Phong, huyện Cao Phong cho biết nguy cơ xảy ra lũ ảnh hưởng tới hạ lưu là điều ai cũng thấy. Nhưng phương án tu bổ, nâng cấp, sửa chữa công trình này nhiều năm nay cũng chỉ muối vào bể, chưa thấm tháp gì; phải trông chờ nguồn vốn từ trên.
Như vậy, người dân xóm Trẹo Trong vẫn còn phải sống chung với nguy hiểm thêm một thời gian nữa. Người dân vẫn đang “chờ” sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để họ có thể yên tâm sinh sống và canh tác trên mảnh đất của mình./.
Bởi, một phần lớn lượng nước bị thẩm thấu qua những mạch ngang tuyến thân đập dài khoảng 70m, khiến khu vực hạ lưu lúc nào cũng trong tình trạng đất trộn nước.
Mặt kè của hồ được gia cố bởi những phiến đá hộc nhưng không có sự gắn kết, cỏ dại mọc um tùm qua những khe đá. Mục đích tích trữ và điều tiết nước của hồ không phát huy được hiệu quả như thiết kế ban đầu. Với thiết kế trữ nước của hồ là hơn 3.000m3, mưa lượng nhỏ và vừa nước vào hồ không thấm tháp gì so với lượng nước bị rò rỉ ra bên ngoài. Van điều tiết nước han rỉ, mặc dù đã khóa van nhưng nước vẫn chảy tự do.
Theo quan sát của phóng viên, khu vực cống xả đáy của hồ De có khá nhiều mạch nước tự chảy. Một số hộ dân đã tự phát bắc máng tre vào đây để dẫn nước vào ao và phục vụ tưới tiêu nội đồng.
Hồ De là công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng từ năm 1999, phục vụ tưới cho trên 40ha lúa của ba xóm. Sau 12 năm đưa vào khai thác và sử dụng, đến nay hồ De đã xuống cấp nghiêm trọng và bộc lộ nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân đặc biệt là trong mùa mưa bão.
Gia đình anh Bùi Văn Lợi ở xóm Trẹo Trong sống cách đập tràn chưa đầy 100m. Anh Lợi cho hay: mỗi mùa mưa bão, gia đình anh cũng như 50 hộ dân sống cạnh đó luôn nơm nớp nỗi lo vỡ đập, hễ trời mưa to là cả nhà phải sơ tán ra xóm khác ngủ nhờ.
Ông Đinh Duy Thích, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nam Phong, huyện Cao Phong cho biết nguy cơ xảy ra lũ ảnh hưởng tới hạ lưu là điều ai cũng thấy. Nhưng phương án tu bổ, nâng cấp, sửa chữa công trình này nhiều năm nay cũng chỉ muối vào bể, chưa thấm tháp gì; phải trông chờ nguồn vốn từ trên.
Như vậy, người dân xóm Trẹo Trong vẫn còn phải sống chung với nguy hiểm thêm một thời gian nữa. Người dân vẫn đang “chờ” sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để họ có thể yên tâm sinh sống và canh tác trên mảnh đất của mình./.
Nhan Sinh (TTXVN)