Ngày 2/8, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã công bố Quyết định số 940/QĐ-LĐTBXH về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đưa lao động làm việc tại Libya về nước trước hạn do khủng hoảng chính trị.
Quyết định nêu rõ, ngoài khoản hỗ trợ ban đầu là một triệu đồng ngay khi về nước đối với tất cả lao động Việt Nam làm việc tại Libya phải về nước trước hạn, lao động được hỗ trợ thêm theo bốn mức.
Cụ thể mức hộ trợ 8 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ đủ 1 tháng trở xuống, mức 6 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng, mức 4 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng, mức 2 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng.
Theo quyết định này, chỉ người lao động sang Lybia dưới sáu tháng mới được hỗ trợ.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội cũng quy định người lao động đi làm việc theo “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” được hỗ trợ thêm 50% so với lao động các địa phương khác.
Như vậy mức hỗ trợ cao nhất có thể lên đến 12 triệu đồng nếu là lao động có thời gian làm việc dưới một tháng và đến từ huyện nghèo.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao động được hỗ trợ 50% tổng số tiền môi giới doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động theo quy định. Người lao động sẽ nhận hỗ trợ thông qua doanh nghiệp đã đưa họ sang Libya lao động.
Đặc biệt, mức hỗ trợ trên chỉ áp dụng với lao động có tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Đối với người lao động không tham gia đóng góp quỹ này sẽ được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mức hỗ trợ bằng một nửa so với lao động có đóng góp./.
Quyết định nêu rõ, ngoài khoản hỗ trợ ban đầu là một triệu đồng ngay khi về nước đối với tất cả lao động Việt Nam làm việc tại Libya phải về nước trước hạn, lao động được hỗ trợ thêm theo bốn mức.
Cụ thể mức hộ trợ 8 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ đủ 1 tháng trở xuống, mức 6 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 1 tháng đến đủ 2 tháng, mức 4 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 2 tháng đến đủ 4 tháng, mức 2 triệu đồng/người với lao động có thời gian làm việc từ trên 4 tháng đến đủ 6 tháng.
Theo quyết định này, chỉ người lao động sang Lybia dưới sáu tháng mới được hỗ trợ.
Bộ Lao động Thương binh Xã hội cũng quy định người lao động đi làm việc theo “Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” được hỗ trợ thêm 50% so với lao động các địa phương khác.
Như vậy mức hỗ trợ cao nhất có thể lên đến 12 triệu đồng nếu là lao động có thời gian làm việc dưới một tháng và đến từ huyện nghèo.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu lao động được hỗ trợ 50% tổng số tiền môi giới doanh nghiệp phải hoàn trả cho người lao động theo quy định. Người lao động sẽ nhận hỗ trợ thông qua doanh nghiệp đã đưa họ sang Libya lao động.
Đặc biệt, mức hỗ trợ trên chỉ áp dụng với lao động có tham gia đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Đối với người lao động không tham gia đóng góp quỹ này sẽ được hỗ trợ từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, mức hỗ trợ bằng một nửa so với lao động có đóng góp./.
Hồng Kiều (Vietnam+)