Chiều 1/4, Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Ngọc Dinh cho biết, tính đến hết ngày 31/3, các địa phương trong cả nước đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác về những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thống kê và phân tích số liệu để báo cáo trước phiên họp lần thứ ba Hội đồng bầu cử Trung ương.
Thông qua các hội nghị cử tri, người dân đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, chủ yếu về giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa ứng viên với cử tri và không có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề tài sản, tham nhũng... của ứng viên.
Công tác tổ chức hội nghị cử tri được thực hiện tốt, chưa phát hiện các biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế dân chủ, làm sai quy định của pháp luật...
Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc cơ sở để tổ chức tốt các hội nghị cử tri.
Theo Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Ngọc Dinh, 179/183 ứng viên do Trung ương giới thiệu đều đạt 100% tín nhiệm. Chỉ có bốn ứng viên có tỷ lệ tín nhiệm từ 87%-98%.
Nhiều tỉnh thành có 100% ứng viên đạt tỷ lệ tín nhiệm 100% như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái...
Cả nước có 82 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Số ứng viên này được phân bổ ở 22 tỉnh thành, trong đó riêng Hà Nội có 30 người, Thành phố Hồ Chí Minh 22 người.
Báo cáo sơ bộ cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm của những người tự ứng cử không đạt 100% như ứng viên được giới thiệu. Tuy nhiên, theo ông Dinh, các ứng viên có tỷ lệ tín nhiệm dưới 50% vẫn sẽ được đưa vào danh sách để trình tại Hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Nhưng theo thông lệ, các ứng viên nếu chưa được đánh giá cao về uy tín ở cả nơi làm việc và nơi cư trú sẽ không đủ điều kiện đưa vào danh sách chính thức.
Năm nay, số người ứng cử đại biểu Quốc hội là 1.088 người, gồm 183 ứng viên do Trung ương giới thiệu, 905 ứng viên ở các tỉnh, thành.
Kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ hai, so với tối đa 500 đại biểu Quốc hội khóa 13, tỷ lệ số dư là 2,18 lần. Trong đó, có 201 ứng cử viên ngoài Đảng (18,47%); 188 ứng viên tái cử (17,28%); 282 ứng viên trẻ (25,92%); 388 ứng viên nữ (31,07%) và 173 ứng viên người dân tộc thiểu số (15,9%).
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở Trung ương và địa phương sẽ được tổ chức vào giữa tháng Tư để lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII./.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thống kê và phân tích số liệu để báo cáo trước phiên họp lần thứ ba Hội đồng bầu cử Trung ương.
Thông qua các hội nghị cử tri, người dân đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội, chủ yếu về giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa ứng viên với cử tri và không có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề tài sản, tham nhũng... của ứng viên.
Công tác tổ chức hội nghị cử tri được thực hiện tốt, chưa phát hiện các biểu hiện, hành vi vi phạm quy chế dân chủ, làm sai quy định của pháp luật...
Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc cơ sở để tổ chức tốt các hội nghị cử tri.
Theo Trưởng ban Dân chủ-Pháp luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Ngọc Dinh, 179/183 ứng viên do Trung ương giới thiệu đều đạt 100% tín nhiệm. Chỉ có bốn ứng viên có tỷ lệ tín nhiệm từ 87%-98%.
Nhiều tỉnh thành có 100% ứng viên đạt tỷ lệ tín nhiệm 100% như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái...
Cả nước có 82 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Số ứng viên này được phân bổ ở 22 tỉnh thành, trong đó riêng Hà Nội có 30 người, Thành phố Hồ Chí Minh 22 người.
Báo cáo sơ bộ cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm của những người tự ứng cử không đạt 100% như ứng viên được giới thiệu. Tuy nhiên, theo ông Dinh, các ứng viên có tỷ lệ tín nhiệm dưới 50% vẫn sẽ được đưa vào danh sách để trình tại Hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Nhưng theo thông lệ, các ứng viên nếu chưa được đánh giá cao về uy tín ở cả nơi làm việc và nơi cư trú sẽ không đủ điều kiện đưa vào danh sách chính thức.
Năm nay, số người ứng cử đại biểu Quốc hội là 1.088 người, gồm 183 ứng viên do Trung ương giới thiệu, 905 ứng viên ở các tỉnh, thành.
Kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ hai, so với tối đa 500 đại biểu Quốc hội khóa 13, tỷ lệ số dư là 2,18 lần. Trong đó, có 201 ứng cử viên ngoài Đảng (18,47%); 188 ứng viên tái cử (17,28%); 282 ứng viên trẻ (25,92%); 388 ứng viên nữ (31,07%) và 173 ứng viên người dân tộc thiểu số (15,9%).
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở Trung ương và địa phương sẽ được tổ chức vào giữa tháng Tư để lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN/Vietnam+)