Tại hội thảo mới đây về phát triển nhiên liệu sinh học, các chuyên gia tham dự đồng tình rằng Việt Nam cần khẩn trương hoàn thiện các hành lang pháp lý cho việc sản xuất và kinh doanh xăng sinh học để tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường này vì lợi ích chung của quốc gia.
“Vừa làm, vừa xin, vừa chờ”
Là một trong những chuyên gia khoa học ủng hộ việc sử dụng rộng rãi xăng E5 tại Việt Nam, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện cơ khí động lực, Trưởng phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - phát biểu: “Xăng sinh học E5 nói riêng và ngành sản xuất nhiên liệu sinh học nói chung nếu nhận được các chính sách khuyến khích phù hợp của Nhà nước sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ông cho biết thêm ngành này nếu phát triển cũng sẽ thúc đẩy công ăn việc làm cho người nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, giảm ô nhiễm môi trường và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, các chính sách khuyến khích dành cho ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học được thực hiện theo Quyết định số 177 ngày 20/11/2007 của Chính phủ. Theo đó, trong giai đoạn 2007-2015, sản xuất nhiên liệu sinh học được xếp vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cùng với những chính sách ưu đãi, một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện sẽ tạo một cú hích lớn cho sự phát triển ngành này, thay vì để các doanh nghiệp tự mày mò “vừa làm, vừa xin, vừa chờ.”
Khai phá thị trường mới cần đầu tư lớn
Điều các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần nhất hiện nay là được bổ sung giấy phép kinh doanh nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, các văn bản quy định về quy chuẩn kỹ thuật cho hệ thống pha chế, vận chuyển và tồn trữ xăng pha ethanol cũng cần khẩn trương soạn thảo để đáp ứng thực tiễn kinh doanh và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân đối với loại xăng này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho rằng: “Khó khăn lớn nhất của những đơn vị sản xuất, kinh doanh xăng sinh học là do sản phẩm còn mới, số lượng xăng E5 lưu thông còn quá ít nên giá thành chưa cạnh tranh được với các sản phẩm truyền thống từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ khai thác từ lòng đất). Để giải quyết bài toán này, PV Oil đang phải tìm mọi cách để tiết giảm chi phí trong mọi khâu liên quan.”
Là đơn vị tiên phong trong việc phát triển thị trường xăng sinh học E5, doanh nghiệp này cũng cho biết: “Ngân sách để xây dựng và phát triển thị trường mới cũng là một khó khăn rất lớn. Trong giai đoạn đầu, để tạo thị trường, thực hiện những nghiên cứu tiến tới sử dụng không chỉ là E5 mà còn là E10, từng bước thúc đẩy người dân sử dụng xăng sinh học để bảo vệ môi trường, các đơn vị đang tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cũng như sản xuất, phân phối và bán lẻ nhiên liệu sinh học đều mong muốn nhận được những hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy tiến trình này.”
Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, luật pháp đôi khi đi chậm và đi sau thực tế xã hội và thực tế sản xuất. Lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu sinh học cũng không phải là ngoại lệ, nên những hội thảo như thế này sẽ chuẩn bị những nội dung, những vấn đề kỹ thuật để hỗ trợ cho Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ… trong quá trình soạn thảo những quy phạm pháp luật cho lĩnh vực này.
Trong khi cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thì ngoài xã hội có nhiều tổ chức kinh tế, khoa học và cá nhân đã tiến hành triển khai, bước đầu có hiệu quả tạo tiền đề trả lời cho những vấn đề sẽ được đặt ra trong quá trình soạn thảo và ban hành chính sách của Chính phủ, ông cho biết thêm./.
“Vừa làm, vừa xin, vừa chờ”
Là một trong những chuyên gia khoa học ủng hộ việc sử dụng rộng rãi xăng E5 tại Việt Nam, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện cơ khí động lực, Trưởng phòng thí nghiệm động cơ đốt trong, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - phát biểu: “Xăng sinh học E5 nói riêng và ngành sản xuất nhiên liệu sinh học nói chung nếu nhận được các chính sách khuyến khích phù hợp của Nhà nước sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ông cho biết thêm ngành này nếu phát triển cũng sẽ thúc đẩy công ăn việc làm cho người nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, giảm ô nhiễm môi trường và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hiện nay, các chính sách khuyến khích dành cho ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học được thực hiện theo Quyết định số 177 ngày 20/11/2007 của Chính phủ. Theo đó, trong giai đoạn 2007-2015, sản xuất nhiên liệu sinh học được xếp vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cùng với những chính sách ưu đãi, một hành lang pháp lý đầy đủ và hoàn thiện sẽ tạo một cú hích lớn cho sự phát triển ngành này, thay vì để các doanh nghiệp tự mày mò “vừa làm, vừa xin, vừa chờ.”
Khai phá thị trường mới cần đầu tư lớn
Điều các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần nhất hiện nay là được bổ sung giấy phép kinh doanh nhiên liệu sinh học. Ngoài ra, các văn bản quy định về quy chuẩn kỹ thuật cho hệ thống pha chế, vận chuyển và tồn trữ xăng pha ethanol cũng cần khẩn trương soạn thảo để đáp ứng thực tiễn kinh doanh và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người dân đối với loại xăng này.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho rằng: “Khó khăn lớn nhất của những đơn vị sản xuất, kinh doanh xăng sinh học là do sản phẩm còn mới, số lượng xăng E5 lưu thông còn quá ít nên giá thành chưa cạnh tranh được với các sản phẩm truyền thống từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ khai thác từ lòng đất). Để giải quyết bài toán này, PV Oil đang phải tìm mọi cách để tiết giảm chi phí trong mọi khâu liên quan.”
Là đơn vị tiên phong trong việc phát triển thị trường xăng sinh học E5, doanh nghiệp này cũng cho biết: “Ngân sách để xây dựng và phát triển thị trường mới cũng là một khó khăn rất lớn. Trong giai đoạn đầu, để tạo thị trường, thực hiện những nghiên cứu tiến tới sử dụng không chỉ là E5 mà còn là E10, từng bước thúc đẩy người dân sử dụng xăng sinh học để bảo vệ môi trường, các đơn vị đang tham gia vào các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu cũng như sản xuất, phân phối và bán lẻ nhiên liệu sinh học đều mong muốn nhận được những hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy tiến trình này.”
Tiến sỹ Nguyễn Văn Lạng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc cho biết ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, luật pháp đôi khi đi chậm và đi sau thực tế xã hội và thực tế sản xuất. Lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu sinh học cũng không phải là ngoại lệ, nên những hội thảo như thế này sẽ chuẩn bị những nội dung, những vấn đề kỹ thuật để hỗ trợ cho Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ… trong quá trình soạn thảo những quy phạm pháp luật cho lĩnh vực này.
Trong khi cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thì ngoài xã hội có nhiều tổ chức kinh tế, khoa học và cá nhân đã tiến hành triển khai, bước đầu có hiệu quả tạo tiền đề trả lời cho những vấn đề sẽ được đặt ra trong quá trình soạn thảo và ban hành chính sách của Chính phủ, ông cho biết thêm./.
PV (Vietnam+)