Ngày 31/10, tại thành phố Vị Thanh, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hậu Giang tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7/11), với sự tham dự của hơn 250 tăng, ni, phật tử.
Hậu Giang hiện có gần 300 tăng, ni và 72 tự viện, trong đó có 41 ngôi chùa Phật giáo Bắc tông và 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Trong thời gian qua, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hậu Giang cùng Ban Từ thiện xã hội đã vận động tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ người nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, người già neo đơn, gia đình thương binh, liệt sỹ, hỗ trợ khoan giếng nước sạch cho đồng bào vùng sâu vùng xa, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học… với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đặng Văn An cho biết những năm qua, tăng, ni, phật tử Hậu Giang đã đóng góp, tôn tạo nhiều ngôi chùa khang trang, tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội hỗ trợ đồng bào nghèo, thực hiện tốt công tác phật sự và thế sự. Trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo tỉnh mong muốn Ban Trị sự Phật giáo cùng tăng ni, phật tử tăng cường đoàn kết, hòa hợp, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tăng cường mối quan hệ hợp tác, gắn bó với Phật giáo các nước; đóng góp vật lực, trí lực cùng nhân dân Hậu Giang xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Ngày 1/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã ôn lại truyền thống hơn 2.000 năm Phật giáo Việt Nam hòa mình vào lịch sử thăng trầm, nhưng đầy vẻ vang của dân tộc. Lịch sử đã ghi nhận những tấm gương sáng “hộ quốc-an dân” của các nhà sư, điển hình như Khuôn Việt đại sư (đời nhà Đinh), nhà sư Vạn Hạnh (đời nhà Lý), Phật hoàng Trần Nhân Tông-Tổ sư phái Thiên Trung Lâm-Yên Tử (đời nhà Trần)...
Trong thời kỳ hiện đại, Phật giáo luôn gương mẫu và thực hiện tích cực các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gương mẫu thực hiện đoàn kết các tôn giáo trong xã hội, góp phần xây dựng đại đoàn kết dân tộc.
Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang được thành lập tháng 12/2009, với phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa xã hội,” Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện quản lý Phật sư, cơ sở tự viện theo hiến chương, nội quy của Ban tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phổ biến pháp luật tôn giáo cho tín đồ phật tử, nhằm làm sáng tỏ đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang cũng luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, hoàn thành các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh.
Ngoài ra, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang còn có những đóng góp ý nghĩa cho giáo hội và cho xã hội như: làm công tác từ thiện, nhân đạo với tinh thần “tương thân, tương ái,” “lá lành đùm lá rách,” thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, Tết vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung…
Cùng ngày, tại chùa Phật Quang, thành phố Rạch Giá, hơn 1.500 hòa thượng, thượng tọa, đại đức, phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang tổ chức.
Hòa nhịp vào những thành quả đạt được trong 30 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang ngày càng phát triển vững mạnh theo phương châm của Giáo hội “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội;” hàng năm tổ chức các lễ hội truyền thống của Phật giáo như Đại lễ Phật Đản, lễ Vu lan báo hiếu, các kỳ đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ… để giáo dục, khuyên dạy mọi người “tu nhân, tích đức,” “làm lành, lánh dữ,” sống cho phải đạo làm người, trở thành người hữu ích cho xã hội; hướng dẫn phật tử thực hiện các nghi lễ về tụng niệm, quan hôn tang tế theo đúng chánh pháp, đường lối của Giáo hội, pháp luật quy định, nhất là việc thực hiện đời sống văn hóa ở khu dân cư, giảm dần các hủ tục mê tín dị đoan…
Song song đó, chùa chiền, tự viện, tịnh xá, niệm Phật đường… được trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới khang trang, phù hợp kiến trúc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của tín đồ phật tử.
Trên tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, trong 30 năm qua, Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang đã kêu gọi phật tử, đồng bào các giới hưởng ứng tích cực các phong trào từ thiện nhân đạo, ích nước, lợi dân, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo, chữa bệnh cho hơn 890 triệu lượt bệnh nhân, với tổng trị giá hơn 30 tỷ đồng.
Tỉnh Hội cũng đã huy động gần 330 tỷ đồng giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, bị thiên tai lũ lụt; sửa chữa và cất mới nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa; xây dựng cầu đường nông thôn; khoan giếng nước sạch; tặng xuồng ghe và cứu trợ hộ bị hỏa hoạn, bệnh tật, hộ nghèo, thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội khác.
Phật giáo Kiên Giang có 3 hệ phái gồm Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ. Toàn tỉnh hiện có trên 337.000 tín đồ Phật giáo, gần 200 cơ sở thờ tự và hơn 1.340 tăng ni. Đạo Phật xuất hiện tại Kiên Giang từ rất sớm cùng đoàn kết, hòa hợp phục vụ đạo pháp-dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, còn mang đậm dấu ấn vàng son trong trang sử vẻ vang của tỉnh Kiên Giang và văn hóa truyền thống Phật giáo.
Nhân dịp này, Tỉnh ủy Kiên Giang tặng bức khánh cho Tỉnh Hội Phật giáo Kiên Giang mang dòng chữ “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.” Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang tặng nhiều bằng khen cho chư tôn đức, tăng ni Phật giáo./.
Hậu Giang hiện có gần 300 tăng, ni và 72 tự viện, trong đó có 41 ngôi chùa Phật giáo Bắc tông và 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Trong thời gian qua, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Hậu Giang cùng Ban Từ thiện xã hội đã vận động tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ người nghèo, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam, người già neo đơn, gia đình thương binh, liệt sỹ, hỗ trợ khoan giếng nước sạch cho đồng bào vùng sâu vùng xa, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học… với kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đặng Văn An cho biết những năm qua, tăng, ni, phật tử Hậu Giang đã đóng góp, tôn tạo nhiều ngôi chùa khang trang, tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội hỗ trợ đồng bào nghèo, thực hiện tốt công tác phật sự và thế sự. Trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo tỉnh mong muốn Ban Trị sự Phật giáo cùng tăng ni, phật tử tăng cường đoàn kết, hòa hợp, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên, các hệ phái trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tăng cường mối quan hệ hợp tác, gắn bó với Phật giáo các nước; đóng góp vật lực, trí lực cùng nhân dân Hậu Giang xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Ngày 1/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Gia Quang, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã ôn lại truyền thống hơn 2.000 năm Phật giáo Việt Nam hòa mình vào lịch sử thăng trầm, nhưng đầy vẻ vang của dân tộc. Lịch sử đã ghi nhận những tấm gương sáng “hộ quốc-an dân” của các nhà sư, điển hình như Khuôn Việt đại sư (đời nhà Đinh), nhà sư Vạn Hạnh (đời nhà Lý), Phật hoàng Trần Nhân Tông-Tổ sư phái Thiên Trung Lâm-Yên Tử (đời nhà Trần)...
Trong thời kỳ hiện đại, Phật giáo luôn gương mẫu và thực hiện tích cực các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người khó khăn, giúp nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gương mẫu thực hiện đoàn kết các tôn giáo trong xã hội, góp phần xây dựng đại đoàn kết dân tộc.
Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang được thành lập tháng 12/2009, với phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp-dân tộc-chủ nghĩa xã hội,” Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện quản lý Phật sư, cơ sở tự viện theo hiến chương, nội quy của Ban tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phổ biến pháp luật tôn giáo cho tín đồ phật tử, nhằm làm sáng tỏ đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
Hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang cũng luôn phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, quyết tâm giữ vững tinh thần độc lập dân tộc, gắn bó với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, hoàn thành các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh.
Ngoài ra, Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Tuyên Quang còn có những đóng góp ý nghĩa cho giáo hội và cho xã hội như: làm công tác từ thiện, nhân đạo với tinh thần “tương thân, tương ái,” “lá lành đùm lá rách,” thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, Tết vì người nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung…
Cùng ngày, tại chùa Phật Quang, thành phố Rạch Giá, hơn 1.500 hòa thượng, thượng tọa, đại đức, phật tử trong và ngoài tỉnh tham dự đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang tổ chức.
Hòa nhịp vào những thành quả đạt được trong 30 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang ngày càng phát triển vững mạnh theo phương châm của Giáo hội “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội;” hàng năm tổ chức các lễ hội truyền thống của Phật giáo như Đại lễ Phật Đản, lễ Vu lan báo hiếu, các kỳ đại lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sỹ… để giáo dục, khuyên dạy mọi người “tu nhân, tích đức,” “làm lành, lánh dữ,” sống cho phải đạo làm người, trở thành người hữu ích cho xã hội; hướng dẫn phật tử thực hiện các nghi lễ về tụng niệm, quan hôn tang tế theo đúng chánh pháp, đường lối của Giáo hội, pháp luật quy định, nhất là việc thực hiện đời sống văn hóa ở khu dân cư, giảm dần các hủ tục mê tín dị đoan…
Song song đó, chùa chiền, tự viện, tịnh xá, niệm Phật đường… được trùng tu, sửa chữa và xây dựng mới khang trang, phù hợp kiến trúc văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc, đáp ứng tốt nhu cầu tín ngưỡng thuần túy của tín đồ phật tử.
Trên tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, trong 30 năm qua, Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang đã kêu gọi phật tử, đồng bào các giới hưởng ứng tích cực các phong trào từ thiện nhân đạo, ích nước, lợi dân, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo, chữa bệnh cho hơn 890 triệu lượt bệnh nhân, với tổng trị giá hơn 30 tỷ đồng.
Tỉnh Hội cũng đã huy động gần 330 tỷ đồng giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, bị thiên tai lũ lụt; sửa chữa và cất mới nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa; xây dựng cầu đường nông thôn; khoan giếng nước sạch; tặng xuồng ghe và cứu trợ hộ bị hỏa hoạn, bệnh tật, hộ nghèo, thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội khác.
Phật giáo Kiên Giang có 3 hệ phái gồm Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ. Toàn tỉnh hiện có trên 337.000 tín đồ Phật giáo, gần 200 cơ sở thờ tự và hơn 1.340 tăng ni. Đạo Phật xuất hiện tại Kiên Giang từ rất sớm cùng đoàn kết, hòa hợp phục vụ đạo pháp-dân tộc qua các thời kỳ lịch sử, còn mang đậm dấu ấn vàng son trong trang sử vẻ vang của tỉnh Kiên Giang và văn hóa truyền thống Phật giáo.
Nhân dịp này, Tỉnh ủy Kiên Giang tặng bức khánh cho Tỉnh Hội Phật giáo Kiên Giang mang dòng chữ “Đạo pháp-Dân tộc-Chủ nghĩa xã hội.” Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang tặng nhiều bằng khen cho chư tôn đức, tăng ni Phật giáo./.
Xuân Dự, Quang Cường, Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)