Bước chân khỏi lớp 12 đặc biệt mà trường vừa mới thành lập, cô Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội buồn rười rượi nói: “Sĩ số lớp hôm nay lại chỉ còn một nửa. Một nửa học sinh bỏ học trong khi kỳ thi đã cận kề.”
Hiệu trưởng trực tiếp làm chủ nhiệm
Lớp 12 đặc biệt này mới được nhà trường lập từ ngày 8/2, ngay sau Tết Nguyên Đán vừa qua. Là lớp đặc biệt bởi ở đây tập trung học sinh yếu kém của toàn khối 12 với 35 em. Lớp chỉ tập trung vào buổi chiều để học phụ đạo các môn thi, còn buổi sáng, các em trở về các lớp chính học bình thường.
Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp, việc tập trung học sinh yếu kém giúp cho các em cảm thấy tự tin hơn vì cac bạn trong lớp đều có lực học ngang nhau, thầy cô cũng có phương pháp giảng bài phù hợp, hiệu quả học tập vì thế sẽ cao hơn. Học sinh bình thường, thầy cô giảng một lần, học sinh yếu kém, thầy cô phải giảng chậm hơn và có khi giảng đi giảng lại nhiều lần. Các em vì thế cũng tiếp thu bài nhanh hơn.
Học sinh đặc biệt, giáo viên dạy cũng được tuyển chọn đặc biệt, gồm toàn các thầy cô trưởng bộ môn của trường. Vai trò chủ nhiệm được hiệu trưởng trực tiếp đảm nhận.
Với cả núi công việc của một hiệu trưởng, cô vẫn cố dành thời gian đôn đốc các em, nhắn tin cho từng học sinh hỏi han khi các em vắng mặt, gọi từng em lên phòng nói chuyện riêng để tìm hiểu tâm tư, động viên khích lệ.
Năm 2010, mô hình này của trường đã rất thành công khi lớp có 30 em thì cả 30 đều đỗ tốt nghiệp, nhiều em đỗ với điểm số cao. Chính những học sinh ở các lớp thường, không thuộc diện báo động lại trượt vì các em chủ quan.
Giống như trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng thành lập lớp phụ đạo riêng dành cho những học sinh yếu kém từ 15 lớp cuối cấp của toàn trường.
Theo thầy Hiệu trưởng Phan Thanh Tùng, lớp học này đã bắt đầu được hơn hai tháng và các em không phải đóng học phí.
Vừa dạy, vừa dỗ
Nhìn ra khoảng trống sân trường vắng lặng vì học sinh đang trong giờ học, cô Nhiếp nói giọng trầm buồn: “Năm ngoái, các em chăm chỉ hơn, biết thân biết phận hơn, biết mình học kém và phải cố gắng. Còn năm nay, nhiều em vẫn mải chơi. Vừa dạy, vừa dỗ, chăm từng em như chăm học sinh lớp 1 mà các em vẫn không chịu học. Tôi vừa xuống kiểm tra sĩ số, có tới một nửa lớp nghỉ học trong khi kỳ thi đang tới rất gần.”
Đây cũng là chia sẻ của cô Đoàn Hạnh, Phó hiệu trưởng một trường trường trung học phổ thông ở Hà Nội.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cô bảo, đây là giai đoạn các em cần tập trung ôn tập nên nếu làm căng quá, học sinh sẽ oải. Các em sẽ có tâm lý buông xuôi là “đằng nào cũng trượt, cho trượt luôn.” Vì thế, trường phải áp dụng chiến thuật “6 D” và liên tục thay đổi, từ "dền dứ" trong tháng Một sang dọa dẫm trong tháng Hai và bây giờ là dụ dỗ.
Tháng Một, thầy cô luôn phải khích lệ học sinh cố gắng vì đã hết học kỳ 1, chỉ còn vài tháng học kỳ 2 nữa là kết thúc năm học, là thi tốt nghiệp, thời gian không còn nhiều. Nhưng đến tháng Hai thì phải dọa: “Nếu kết quả thi thử không cao thì sẽ đuổi khỏi trường.” Đơn xin rút hồ sơ được đặt hẳn lên mặt bàn, sẵn sàng chờ học sinh.
“Nhưng quy chế nào cho đuổi, chỉ dọa thế để học sinh phải cố gắng hơn, phụ huynh cũng phải vào cuộc, quan tâm tới việc học hành của con cái mình hơn. Bây giờ thì phải dụ dỗ, kẻo các em buông xuôi. Không phải chỉ đùa nhau, mà chúng tôi quán triệt với các thầy cô ngay trong hội đồng trường,” cô Hạnh chia sẻ.
Cô cười kể, học sinh thi thử lần này được 19 điểm, lần sau được 20 điểm, dù chỉ hơn được 1 điểm và vẫn trong diện trượt, nhưng nhìn thấy em đó ở sân trường, cô vồn vã: “Cô thấy con có tiến bộ rồi đấy. Con chỉ cần cố lên một chút thôi. Lần thi sau chắc con sẽ phải được 23 điểm, rồi nâng dần lên 25 điểm. Cô tin là kỳ thi chính thức con sẽ đỗ.”
Cậu học sinh được cô khen, thấy sự cố gắng của mình được ghi nhận, mặt giãn ra, mũi nở, mắt sáng và thấy tự tin hơn, phấn chấn hơn, học tốt hơn.
Bên cạnh việc động viên, trường cũng đưa ra “kỷ luật thép” như liên tục kiểm tra vở ghi các môn thi của học sinh, bài nào thiếu, học sinh phải chép lại mới được vào lớp học. Các kỳ thi thử diễn ra liên tục hàng tháng, các tiết phụ đạo tăng cường vào buổi chiều. “Phải tạo không khí, tạo tâm lý sốt sắng để học sinh thấy là gần thi đến nơi rồi, học sinh cuống lên thì các em mới chịu học,” cô Hạnh chia sẻ.
Rồi chợt cô chùng giọng: “Nhiều người cho rằng chúng tôi làm căng quá, ghê gớm, vì thành tích. Không thể phủ nhận là trường cũng muốn giữ thành tích đỗ 100% của năm ngoái, ai chẳng muốn mình làm tốt phần việc của mình. Nhưng điều quan trọng là khi có tấm bằng tốt nghiệp trong tay, như một tấm vé thông hành trong cuộc sống, các em sẽ có tương lai hơn”./.
Hiệu trưởng trực tiếp làm chủ nhiệm
Lớp 12 đặc biệt này mới được nhà trường lập từ ngày 8/2, ngay sau Tết Nguyên Đán vừa qua. Là lớp đặc biệt bởi ở đây tập trung học sinh yếu kém của toàn khối 12 với 35 em. Lớp chỉ tập trung vào buổi chiều để học phụ đạo các môn thi, còn buổi sáng, các em trở về các lớp chính học bình thường.
Theo cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiếp, việc tập trung học sinh yếu kém giúp cho các em cảm thấy tự tin hơn vì cac bạn trong lớp đều có lực học ngang nhau, thầy cô cũng có phương pháp giảng bài phù hợp, hiệu quả học tập vì thế sẽ cao hơn. Học sinh bình thường, thầy cô giảng một lần, học sinh yếu kém, thầy cô phải giảng chậm hơn và có khi giảng đi giảng lại nhiều lần. Các em vì thế cũng tiếp thu bài nhanh hơn.
Học sinh đặc biệt, giáo viên dạy cũng được tuyển chọn đặc biệt, gồm toàn các thầy cô trưởng bộ môn của trường. Vai trò chủ nhiệm được hiệu trưởng trực tiếp đảm nhận.
Với cả núi công việc của một hiệu trưởng, cô vẫn cố dành thời gian đôn đốc các em, nhắn tin cho từng học sinh hỏi han khi các em vắng mặt, gọi từng em lên phòng nói chuyện riêng để tìm hiểu tâm tư, động viên khích lệ.
Năm 2010, mô hình này của trường đã rất thành công khi lớp có 30 em thì cả 30 đều đỗ tốt nghiệp, nhiều em đỗ với điểm số cao. Chính những học sinh ở các lớp thường, không thuộc diện báo động lại trượt vì các em chủ quan.
Giống như trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng thành lập lớp phụ đạo riêng dành cho những học sinh yếu kém từ 15 lớp cuối cấp của toàn trường.
Theo thầy Hiệu trưởng Phan Thanh Tùng, lớp học này đã bắt đầu được hơn hai tháng và các em không phải đóng học phí.
Vừa dạy, vừa dỗ
Nhìn ra khoảng trống sân trường vắng lặng vì học sinh đang trong giờ học, cô Nhiếp nói giọng trầm buồn: “Năm ngoái, các em chăm chỉ hơn, biết thân biết phận hơn, biết mình học kém và phải cố gắng. Còn năm nay, nhiều em vẫn mải chơi. Vừa dạy, vừa dỗ, chăm từng em như chăm học sinh lớp 1 mà các em vẫn không chịu học. Tôi vừa xuống kiểm tra sĩ số, có tới một nửa lớp nghỉ học trong khi kỳ thi đang tới rất gần.”
Đây cũng là chia sẻ của cô Đoàn Hạnh, Phó hiệu trưởng một trường trường trung học phổ thông ở Hà Nội.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cô bảo, đây là giai đoạn các em cần tập trung ôn tập nên nếu làm căng quá, học sinh sẽ oải. Các em sẽ có tâm lý buông xuôi là “đằng nào cũng trượt, cho trượt luôn.” Vì thế, trường phải áp dụng chiến thuật “6 D” và liên tục thay đổi, từ "dền dứ" trong tháng Một sang dọa dẫm trong tháng Hai và bây giờ là dụ dỗ.
Tháng Một, thầy cô luôn phải khích lệ học sinh cố gắng vì đã hết học kỳ 1, chỉ còn vài tháng học kỳ 2 nữa là kết thúc năm học, là thi tốt nghiệp, thời gian không còn nhiều. Nhưng đến tháng Hai thì phải dọa: “Nếu kết quả thi thử không cao thì sẽ đuổi khỏi trường.” Đơn xin rút hồ sơ được đặt hẳn lên mặt bàn, sẵn sàng chờ học sinh.
“Nhưng quy chế nào cho đuổi, chỉ dọa thế để học sinh phải cố gắng hơn, phụ huynh cũng phải vào cuộc, quan tâm tới việc học hành của con cái mình hơn. Bây giờ thì phải dụ dỗ, kẻo các em buông xuôi. Không phải chỉ đùa nhau, mà chúng tôi quán triệt với các thầy cô ngay trong hội đồng trường,” cô Hạnh chia sẻ.
Cô cười kể, học sinh thi thử lần này được 19 điểm, lần sau được 20 điểm, dù chỉ hơn được 1 điểm và vẫn trong diện trượt, nhưng nhìn thấy em đó ở sân trường, cô vồn vã: “Cô thấy con có tiến bộ rồi đấy. Con chỉ cần cố lên một chút thôi. Lần thi sau chắc con sẽ phải được 23 điểm, rồi nâng dần lên 25 điểm. Cô tin là kỳ thi chính thức con sẽ đỗ.”
Cậu học sinh được cô khen, thấy sự cố gắng của mình được ghi nhận, mặt giãn ra, mũi nở, mắt sáng và thấy tự tin hơn, phấn chấn hơn, học tốt hơn.
Bên cạnh việc động viên, trường cũng đưa ra “kỷ luật thép” như liên tục kiểm tra vở ghi các môn thi của học sinh, bài nào thiếu, học sinh phải chép lại mới được vào lớp học. Các kỳ thi thử diễn ra liên tục hàng tháng, các tiết phụ đạo tăng cường vào buổi chiều. “Phải tạo không khí, tạo tâm lý sốt sắng để học sinh thấy là gần thi đến nơi rồi, học sinh cuống lên thì các em mới chịu học,” cô Hạnh chia sẻ.
Rồi chợt cô chùng giọng: “Nhiều người cho rằng chúng tôi làm căng quá, ghê gớm, vì thành tích. Không thể phủ nhận là trường cũng muốn giữ thành tích đỗ 100% của năm ngoái, ai chẳng muốn mình làm tốt phần việc của mình. Nhưng điều quan trọng là khi có tấm bằng tốt nghiệp trong tay, như một tấm vé thông hành trong cuộc sống, các em sẽ có tương lai hơn”./.
Phạm Mai (Vietnam+)