Phiên họp làm việc về các nội dung: Cho ý kiến vào Báo cáo tiến độ triển khaicông tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân cáccấp nhiệm kỳ 2011-2016 từ sau phiên họp Hội đồng bầu cử lần thứ 3 đến nay; tìnhhình tổ chức các hội nghị cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóaXIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vận động bầu cử;báo cáo về việc đảm bảo kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cửđại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
Báo cáo Tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đạibiểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởngban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử cho biết từ sau phiên họp thứba của Hội đồng bầu cử đến nay, nhìn chung, công tác chuẩn bị bầu cử tiếp tụcđược các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương triển khai khẩn trương,nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật.
Từ nay đến ngày bầu cử 22/5, theo tiến độ và thời gian đã định, Ủy ban Thường vụQuốc hội và Hội đồng bầu cử chỉ đạo chặt chẽ, sát sao việc tổ chức các cuộc gặpgỡ tiếp xúc với cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vàđại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp để thực hiện vận động bầu cử, báo cáo với cửtri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu trúng cử đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng Nhân dân; chỉ đạo việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và cácđiều kiện cần thiết phục vụ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đảm bảo đúng luật,dân chủ, tiết kiệm và trật tự an toàn trong ngày bầu cử.
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử, tổ chức đadạng các hình thức tuyên truyền, nhất là về danh sách những người ứng cử, củngcố các cụm khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh cổ động tại các khu vực đông dân cưvà các địa điểm bỏ phiếu; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toànxã hội; có kế hoạch và phương án bảo vệ, trong đó cần dự kiến các tình huốngphức tạp có thể xảy ra.
Đồng thời, các địa phương duy trì chế độ trực ban, giao ban thường xuyên, phốihợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử; tăng cường công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo người ứng cử và việc lập danh sách cử tri theo quy định củapháp luật.
Hội đồng bầu cử và Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục triển khai kế hoạch giámsát bầu cử (đợt III) nhằm xử lý kịp thời những vướng mắc ở cơ sở để đảm bảo chocông tác chuẩn bị bầu cử được chu đáo nhất.
Báo cáo về tình hình chuẩn bị và tổ chức các hội nghị cử tri để những người ứngcử vận động bầu cử, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh cho biết ngay sau khi có hướng dẫn của BanThường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã chủ động phối hợpvới Ủy ban Nhân dân cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tiếp xúc cửtri để những người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử; đồng thời hướng dẫnỦy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã chuẩn bị mọi điều kiện tổ chức các hộinghị cử tri.
Các địa phương đã tổ chức hội nghị gặp gỡ những người ứng cử trước ngày nghỉ lễ30/4 và 1/5 để thông báo cụ thể kế hoạch tiếp xúc cử tri để người ứng cử chủđộng bố trí về dự; đồng thời thông báo cho người ứng cử về tình hình kinh tế-xãhội của địa phương để người ứng cử chuẩn bị chương trình hành động.
Do cùng một thời gian vừa phải tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri cho nhữngngười ứng cử đại biểu Quốc hội, vừa cho những người ứng cử đại biểu Hội đồngNhân dân nên hầu hết các địa phương bắt đầu tổ chức các hội nghị cử tri từ ngày4/5 (sau dịp nghỉ lễ) đến hết ngày 18/5 để các địa phương có đủ thời gian tổchức và người ứng cử có đủ điều kiện tham dự đầy đủ các cuộc tiếp xúc.
Về số cuộc tiếp xúc, đại đa số các tỉnh đều bố trí đúng như hướng dẫn của BanThường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Một số tỉnh, thành phốcó kế hoạch tổ chức cho mỗi người ứng cử đại biểu Quốc hội từ 12 đến 16 cuộctiếp xúc cử tri như Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi...
Tuy nhiên cũng còn một số địa phương lên kế hoạch bố trí số cuộc tiếp xúc ít hơnso với hướng dẫn như thành phố Hà Nội, Lào Cai...
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh cho biếttừ ngày 4/5-18/5, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổchức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác vận động bầu cử ở hầu hếtcác tỉnh, thành phố trong cả nước để tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc.
Phát biểu tại phiên họp, các ý kiến của thành viên Hội đồng bầu cử tán thành vớiBáo cáo Tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đạibiểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 cũng như những công việc tậptrung thực hiện trong thời gian tới.
Cho ý kiến vào từng việc cụ thể, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn QuốcCường nêu vấn đề tại các địa phương do cùng thời gian vừa tổ chức tiếp xúc cửtri cho những ứng cử đại biểu Quốc hội vừa cho những người ứng cử đại biểu Hộiđồng Nhân dân nên cử tri khó nắm bắt được đầy đủ lý lịch cũng như chương trìnhhành động của từng ứng cử viên vì thời gian eo hẹp.
Từ thực tế này, đại biểu đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền,tăng thời lượng phát sóng, phát thanh tại địa phương để cung cấp cho cử tri đầyđủ tiểu sử cũng như chương trình hành động của từng ứng cử viên. Nhiều ý kiếncủa đại biểu cho rằng đây là giai đoạn quan trọng để cử tri nắm bắt, nghiên cứu,quyết định lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân,vì vậy các địa phương cần lưu ý tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức đadạng, phong phú.
Cùng với những cuộc gặp mặt tiếp xúc trực tiếp giữa ứng cử viên và cử tri, cầntổ chức các cuộc mạn đàm, gặp gỡ để cử tri hiểu rõ về ứng cử viên trước khi bỏphiếu.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đây là giai đoạn cấp tậpnhất với trọng tâm là để cử tri hiểu đầy đủ về người ứng cử cũng như ứng cử viênhiểu rõ về địa phương nơi mình ứng cử. Bởi vậy, việc tiếp xúc cử tri cần phảiđược làm tốt hơn, kỹ hơn để từng người, từng nhà hiểu được ứng cử viên; cần sửdụng và kết hợp mọi biện pháp tuyên truyền để thông tin đến với người dân, tăngcường mối liên hệ giữa cử tri với ứng cử viên để hướng tới mục tiêu bầu đúng,bầu đủ số lượng đại biểu.
Bên cạnh nhiều ý kiến nhấn mạnh tới tầm quan trọng của công tác tuyền truyền,các ý kiến cũng đề nghị cần chú trọng làm tốt công tác đảm bảo an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dâncũng như công tác đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho cuộc bầu cử.
Ông Phạm Minh Tuyên đề nghị đối với một số địa phương đặc biệt khó khăn cầnnghiên cứu để có chế độ hỗ trợ, giúp địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao...
Phát biểu kết luận phiên họp thứ tư, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn PhúTrọng đánh giá sau phiên họp thứ 3 của Hội đồng bầu cử đến nay, nhìn chung, côngtác chuẩn bị bầu cử tiếp tục được các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địaphương triển khai khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm theo đúng quy định củapháp luật, đạt được kết quả tốt, tạo được không khí phấn khởi trong xã hội.
Trên cơ sở tán thành với những nội dung được đề cập tại Báo cáo Tiến độ triểnkhai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dâncác cấp nhiệm kỳ 2011-2016, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấnmạnh đây là giai đoạn khẩn trương, công việc nhiều, cần tập trung triển khaiquyết liệt, không được phép chủ quan, lơ là. Qua các hoạt động, tạo phong tràoquần chúng, khí thế quần chúng, vận động đông đảo cử tri tham gia bầu cử để bầuđúng, bầu đủ số lượng đại biểu.
Trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghịtiếp tục triển khai thực hiện tốt các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với cử tri giữa nhữngngười ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.Đây chính là cơ sở để cử tri lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội vàHội đồng Nhân dân; kết hợp tiếp xúc trực tiếp với tuyên truyền bằng nhiều hìnhthức và phương pháp để qua đó cử tri hiểu được người ứng cử mình sẽ lựa chọn.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyền truyền bằng các hình thức đa dạng, phongphú, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đề nghị tiếp tục chú trọngbảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó cần dự kiến cả nhữngtình huống có thể xẩy ra để lên phương án xử lý kịp thời, hiệu quả; duy trì chếđộ trực ban, giao ban thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệbầu cử; tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hội đồng bầu cử và Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục triển khai kế hoạch kiểmtra, giám sát bầu cử (đợt III) nhằm xử lý kịp thời những vướng mắc ở cơ sở./.