Ngày 28/9 tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội (2/10/1996-2/10/2011) và Ngày Khuyến học Việt Nam, đồng thời tổng kết 15 năm phong trào khuyến học, khuyến tài.
Tới dự có Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đông đảo các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam.
Trong thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ vui mừng với thành tựu 15 năm qua của Hội khuyến học Việt Nam. Đó là đã xây dựng và phát triển Hội đến từng địa bàn dân cư, cơ sở; phát triển và sáng tạo nhiều phong trào, mô hình khuyến học, thiết chế giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân, từng gia đình, từng dòng họ, từng cụm dân cư tham gia học tập, đáp ứng yêu cầu học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đến nay, Hội đã trở thành một tổ chức quần chúng sâu rộng, các hoạt động khuyến học được nhân dân hoan nghênh, tích cực hưởng ứng.
Tổng Bí thư mong muốn các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đảng viên và nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tích cực hưởng ứng, ủng hộ phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phát triển bền vững, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nêu rõ, 15 năm qua, những người sáng lập và các hội viên ban đầu của Hội đã phấn đấu liên tục, bền bỉ, lấy sự học của dân làm mục tiêu hoạt động, lấy tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục làm động cơ thúc đẩy, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, phấn đấu hết mình vượt qua mọi thử thách, đưa phong trào phát triển từng bước vững chắc, từ một số địa phương mở rộng ra phạm vi cả nước.
Hiện nay, Hội đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, tại 100% huyện, thị, quận... với số chi hội tới gần 300.000.
Những năm gần đây, Hội đã bắt đầu phát triển trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
Hiện Hội đã có trên 7,5 triệu hội viên, hơn 10.000 trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức, thu hút mỗi năm khoảng 10 triệu lượt người tới học.
Cả nước đã có trên 3,5 triệu gia đình và 40.000 dòng họ đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học,” “Dòng họ khuyến học.”
Quỹ Khuyến học trong toàn quốc mỗi năm huy động được trên 700 tỷ đồng. Hàng năm có tới trên 3 triệu học sinh, sinh viên được nhận học bổng hoặc tiền thưởng từ loại hình quỹ khuyến học.
Đề án "Hội Khuyến học Việt Nam tham gia xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" đã khẳng định vai trò của Hội trong cuộc vận động toàn dân xây dựng các mô hình học tập, học tập suốt đời từ cơ sở, xã, phường, thôn, bản.
Cuộc thi “Nhân tài Đất Việt” đã đánh dấu 5 năm phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, suy tôn những tài năng Việt, trở thành "vườn ươm nhân tài cho đất nước..."
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những thành tích thiết thực, có ý nghĩa to lớn mà Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đồng thời đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam cần chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục về chiến lược giáo dục-đào tạo trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, làm cho toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ "đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân được học, học suốt đời." Đó chính là công việc nâng cao dân trí, chăm lo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn vốn quý quyết định cho xã hội phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, cụm dân cư khuyến học gắn với nhà trường, gia đình với xã hội. Các phong trào này phải thực sự góp phần đổi mới cách dạy, cách học trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hội cần phát triển thêm các hình thức học tập cho người lớn, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng thêm các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương trong cả nước. Phát hiện kịp thời các năng khiếu, tài năng trong thế hệ trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.
Từ việc xây dựng quỹ khuyến học, các cấp hội cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn, tật nguyền.
Quỹ khuyến học không chỉ dừng ở công tác khuyến học mà cần góp phần tạo động lực cho công tác khuyến tài, phát hiện và chăm sóc tài năng của đất nước, mang lại sự công bằng và điều kiện phát triển cho mọi trẻ em Việt Nam.
Tại lễ kỷ niệm, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng "Giải thưởng khuyến học" lần thứ nhất cho 17 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, tặng bằng khen cho 15 tập thể, 13 cá nhân và bức trướng lưu niệm cho 63 tỉnh, thành hội.../.
Tới dự có Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đông đảo các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, đoàn thể...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi lẵng hoa chúc mừng Hội Khuyến học Việt Nam.
Trong thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ vui mừng với thành tựu 15 năm qua của Hội khuyến học Việt Nam. Đó là đã xây dựng và phát triển Hội đến từng địa bàn dân cư, cơ sở; phát triển và sáng tạo nhiều phong trào, mô hình khuyến học, thiết chế giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân, từng gia đình, từng dòng họ, từng cụm dân cư tham gia học tập, đáp ứng yêu cầu học tập của đông đảo các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đến nay, Hội đã trở thành một tổ chức quần chúng sâu rộng, các hoạt động khuyến học được nhân dân hoan nghênh, tích cực hưởng ứng.
Tổng Bí thư mong muốn các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, đảng viên và nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài tích cực hưởng ứng, ủng hộ phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phát triển bền vững, ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm nêu rõ, 15 năm qua, những người sáng lập và các hội viên ban đầu của Hội đã phấn đấu liên tục, bền bỉ, lấy sự học của dân làm mục tiêu hoạt động, lấy tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục làm động cơ thúc đẩy, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, phấn đấu hết mình vượt qua mọi thử thách, đưa phong trào phát triển từng bước vững chắc, từ một số địa phương mở rộng ra phạm vi cả nước.
Hiện nay, Hội đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, tại 100% huyện, thị, quận... với số chi hội tới gần 300.000.
Những năm gần đây, Hội đã bắt đầu phát triển trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài.
Hiện Hội đã có trên 7,5 triệu hội viên, hơn 10.000 trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức, thu hút mỗi năm khoảng 10 triệu lượt người tới học.
Cả nước đã có trên 3,5 triệu gia đình và 40.000 dòng họ đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học,” “Dòng họ khuyến học.”
Quỹ Khuyến học trong toàn quốc mỗi năm huy động được trên 700 tỷ đồng. Hàng năm có tới trên 3 triệu học sinh, sinh viên được nhận học bổng hoặc tiền thưởng từ loại hình quỹ khuyến học.
Đề án "Hội Khuyến học Việt Nam tham gia xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" đã khẳng định vai trò của Hội trong cuộc vận động toàn dân xây dựng các mô hình học tập, học tập suốt đời từ cơ sở, xã, phường, thôn, bản.
Cuộc thi “Nhân tài Đất Việt” đã đánh dấu 5 năm phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, suy tôn những tài năng Việt, trở thành "vườn ươm nhân tài cho đất nước..."
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và biểu dương những thành tích thiết thực, có ý nghĩa to lớn mà Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đồng thời đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam cần chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục về chiến lược giáo dục-đào tạo trên tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, làm cho toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ "đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân được học, học suốt đời." Đó chính là công việc nâng cao dân trí, chăm lo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn vốn quý quyết định cho xã hội phát triển.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, cụm dân cư khuyến học gắn với nhà trường, gia đình với xã hội. Các phong trào này phải thực sự góp phần đổi mới cách dạy, cách học trong nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Hội cần phát triển thêm các hình thức học tập cho người lớn, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng thêm các trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương trong cả nước. Phát hiện kịp thời các năng khiếu, tài năng trong thế hệ trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.
Từ việc xây dựng quỹ khuyến học, các cấp hội cần quan tâm hơn nữa đến đối tượng vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn, tật nguyền.
Quỹ khuyến học không chỉ dừng ở công tác khuyến học mà cần góp phần tạo động lực cho công tác khuyến tài, phát hiện và chăm sóc tài năng của đất nước, mang lại sự công bằng và điều kiện phát triển cho mọi trẻ em Việt Nam.
Tại lễ kỷ niệm, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã trao tặng "Giải thưởng khuyến học" lần thứ nhất cho 17 tập thể và 25 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, tặng bằng khen cho 15 tập thể, 13 cá nhân và bức trướng lưu niệm cho 63 tỉnh, thành hội.../.
PV (TTXVN/Vietnam+)