Ngày 1/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức họp báo thông báo kết quả chuyến thăm Việt Nam của đoàn Chủ tịch ADB và công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB tại Việt Nam do Thống đốc Nguyễn Văn Giàu và Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda chủ trì.
Tại buổi họp báo, ông Haruhiko Kuroda cho biết, sẽ có trên 3.000 đại biểu, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng tài chính, các thống đốc ngân hàng trung ương và đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, các hãng thông tấn và các tổ chức xã hội tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 44 của ADB từ ngày 3-6/5/2011.
Ông Haruhiko Kuroda cho biết thêm, Hội nghị sẽ thảo luận những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho khu vực, bao gồm những thách thức chính sách đối với vấn đề an ninh lương thực, các quốc gia có mức thu nhập trung bình, sự thay đổi của các xu hướng phát triển và dòng chảy đầu tư tại châu Á, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững về môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại một trong những cuộc hội thảo, Thống đốc ngân hàng các quốc gia sẽ xem xét những hành động mà khu vực cần phải làm trong vòng hơn 40 năm tới để giữ được động lực cho sự tăng trưởng ngoạn mục của khu vực này trong những thập kỷ gần đây.
Hội nghị Thường niên của ADB sẽ đem lại cơ hội cho các đại biểu tiến hành các cuộc tham vấn chính thức và không chính thức giúp định hình các chính sách và chương trình kinh tế, tài chính và xã hội ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Chủ tịch ADB cũng đã đánh giá cao các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và cho rằng các giải pháp điều hành của Việt Nam vừa được đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là rất đúng đắn và kịp thời.
Ông Haruhiko Kuroda tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn thách thức và thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục đưa đất nước phát nhanh và bền vững hơn.
Ông Haruhiko Kuroda cho biết, thời gian tới, ADB sẽ tăng các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam, dự kiến tổng các khoản vay này sẽ lên tới 2 tỷ USD trong năm 2011 so với 1,5 tỷ USD ở những năm trước đây, trong đó ADB sẽ dành một khoản cho Việt Nam vay để đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chia sẻ thêm, đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại Việt Nam và là cơ hội để Việt Nam cho thấy những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng mà đất nước đã đạt được với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, trong đó có ADB, cũng như bước tiến gần đây của Việt Nam tham gia vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình.
"Với sự lãnh đạo của ngài Chủ tịch và chuyên gia của ADB, Việt Nam sẽ tổ chức thành công hội nghị thường niên này," Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.
Việt Nam đã tham gia ADB từ năm 1966 như một thành viên sáng lập và trong hơn 20 năm qua, quốc gia này đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất ở châu Á. Là một thành viên của Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng do ADB hỗ trợ, Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các quốc gia láng giềng để thúc đẩy các hoạt động hợp tác xuyên biên giới./.
Tại buổi họp báo, ông Haruhiko Kuroda cho biết, sẽ có trên 3.000 đại biểu, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng tài chính, các thống đốc ngân hàng trung ương và đại diện các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu, các hãng thông tấn và các tổ chức xã hội tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 44 của ADB từ ngày 3-6/5/2011.
Ông Haruhiko Kuroda cho biết thêm, Hội nghị sẽ thảo luận những vấn đề cấp bách đang đặt ra cho khu vực, bao gồm những thách thức chính sách đối với vấn đề an ninh lương thực, các quốc gia có mức thu nhập trung bình, sự thay đổi của các xu hướng phát triển và dòng chảy đầu tư tại châu Á, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững về môi trường và biến đổi khí hậu.
Tại một trong những cuộc hội thảo, Thống đốc ngân hàng các quốc gia sẽ xem xét những hành động mà khu vực cần phải làm trong vòng hơn 40 năm tới để giữ được động lực cho sự tăng trưởng ngoạn mục của khu vực này trong những thập kỷ gần đây.
Hội nghị Thường niên của ADB sẽ đem lại cơ hội cho các đại biểu tiến hành các cuộc tham vấn chính thức và không chính thức giúp định hình các chính sách và chương trình kinh tế, tài chính và xã hội ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
Chủ tịch ADB cũng đã đánh giá cao các biện pháp quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và cho rằng các giải pháp điều hành của Việt Nam vừa được đưa ra nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là rất đúng đắn và kịp thời.
Ông Haruhiko Kuroda tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn thách thức và thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục đưa đất nước phát nhanh và bền vững hơn.
Ông Haruhiko Kuroda cho biết, thời gian tới, ADB sẽ tăng các khoản vay ưu đãi cho Việt Nam, dự kiến tổng các khoản vay này sẽ lên tới 2 tỷ USD trong năm 2011 so với 1,5 tỷ USD ở những năm trước đây, trong đó ADB sẽ dành một khoản cho Việt Nam vay để đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo.
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chia sẻ thêm, đây là lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức tại Việt Nam và là cơ hội để Việt Nam cho thấy những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng mà đất nước đã đạt được với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, trong đó có ADB, cũng như bước tiến gần đây của Việt Nam tham gia vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình.
"Với sự lãnh đạo của ngài Chủ tịch và chuyên gia của ADB, Việt Nam sẽ tổ chức thành công hội nghị thường niên này," Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.
Việt Nam đã tham gia ADB từ năm 1966 như một thành viên sáng lập và trong hơn 20 năm qua, quốc gia này đã trở thành một trong những nền kinh tế năng động và phát triển nhanh nhất ở châu Á. Là một thành viên của Chương trình Tiểu vùng Mê Công mở rộng do ADB hỗ trợ, Việt Nam đang phối hợp chặt chẽ với các quốc gia láng giềng để thúc đẩy các hoạt động hợp tác xuyên biên giới./.
Minh Thúy (Vietnam+)