Từ 30/10 đến 1/11, tại thành phố Nha Trang, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về giáo dục phổ thông lần thứ 7 (RTM 7) và Diễn đàn Hiệu trưởng các trường phổ thông Đông Nam Á lần thứ 5 (SEASPF 5) với cùng chủ đề “Đào tạo học sinh năng khiếu nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ASEAN.”
Sự kiện trên thu hút khoảng 100 đại biểu đến từ giáo dục phổ thông các nước ASEAN, hiệu trưởng các trường phổ thông năng khiếu, các chuyên gia của một số tổ chức quốc tế như SEAMEO, UNESCO, UNICEF tham gia.
Đây là lần đầu tiên nước chủ nhà Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị và diễn đàn nói trên. Hội nghị RTM 7 thu hút hơn 13 báo cáo, tham luận của các nước; qua đó chia sẻ về những chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu của nước mình.
Riêng trong diễn đàn SEASPF 5, các thành viên tham dự là hiệu trưởng các trường thuộc khối ASEAN đã đóng góp nhiều ý kiến, giới thiệu các mô hình hay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển cho rằng việc phát triển học sinh năng khiếu phải lựa chọn trên nền giáo dục chung, toàn diện chứ không phải tập trung vào một số môn. Từ nền giáo dục chung, toàn diện, các địa phương có các chính sách phát hiện và bồi dưỡng các em trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của từng nước bằng các hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu.
Đề cập đến tình hình giáo dục, đào tạo tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng Việt Nam là một trong nước có thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, phương pháp giảng dạy, nhất là các phương tiện phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ. Do đó, trong thời gian tới ngành giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa về phương pháp dạy học, phát triển chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở phục vụ nghiên cứu, ứng dụng cho các nhà khoa học trẻ.
Trong khuôn khổ Hội nghị RTM 7 và diễn đàn SEASPF 5 lần này, Malaysia đã chuyển giao chức Chủ tịch Hội nghị RTM và diễn đàn SEASPF cho Singapore trong nhiệm kỳ hai năm sắp tới. Các đại biểu cùng đi thăm các trường chuyên ở thành phố Nha Trang để trao đổi, học tập kinh nghiệm./.
Sự kiện trên thu hút khoảng 100 đại biểu đến từ giáo dục phổ thông các nước ASEAN, hiệu trưởng các trường phổ thông năng khiếu, các chuyên gia của một số tổ chức quốc tế như SEAMEO, UNESCO, UNICEF tham gia.
Đây là lần đầu tiên nước chủ nhà Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị và diễn đàn nói trên. Hội nghị RTM 7 thu hút hơn 13 báo cáo, tham luận của các nước; qua đó chia sẻ về những chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu của nước mình.
Riêng trong diễn đàn SEASPF 5, các thành viên tham dự là hiệu trưởng các trường thuộc khối ASEAN đã đóng góp nhiều ý kiến, giới thiệu các mô hình hay trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển cho rằng việc phát triển học sinh năng khiếu phải lựa chọn trên nền giáo dục chung, toàn diện chứ không phải tập trung vào một số môn. Từ nền giáo dục chung, toàn diện, các địa phương có các chính sách phát hiện và bồi dưỡng các em trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của từng nước bằng các hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu.
Đề cập đến tình hình giáo dục, đào tạo tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng Việt Nam là một trong nước có thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, phương pháp giảng dạy, nhất là các phương tiện phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ. Do đó, trong thời gian tới ngành giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa về phương pháp dạy học, phát triển chương trình đào tạo, xây dựng cơ sở phục vụ nghiên cứu, ứng dụng cho các nhà khoa học trẻ.
Trong khuôn khổ Hội nghị RTM 7 và diễn đàn SEASPF 5 lần này, Malaysia đã chuyển giao chức Chủ tịch Hội nghị RTM và diễn đàn SEASPF cho Singapore trong nhiệm kỳ hai năm sắp tới. Các đại biểu cùng đi thăm các trường chuyên ở thành phố Nha Trang để trao đổi, học tập kinh nghiệm./.
Quang Đức (TTXVN)