Nhân Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, 35 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào, ngày 7/9, “Hội nghị hợp tác giáo dục Việt Nam-Lào năm 2012”, do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Đại học Đà Nẵng.
Tại hội nghị, các đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, đánh giá các vấn đề về công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác hỗ trợ chuyên gia và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Lào; cung cấp tài liệu và sách giáo khoa tiếng Việt phù hợp với chương trình chuẩn hiện nay cho nước bạn Lào;
Các đại biểu cũng thảo luận về hợp tác nghiên cứu khoa học và liên kết đào tạo giữa Việt Nam và Lào, sau một năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020."
Hội nghị thống nhất đề ra nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới; quan tâm đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện các dự án, chương trình hợp tác giữa hai nước; có chính sách đào tạo lại, đào tạo sau đại học và đào tạo đại học chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Lào.
Hội nghị khuyến khích đa dạng hóa các phương thức đào tạo giữa các địa phương với các cơ sở đào tạo dưới hình thức kết nghĩa; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ, học sinh của mỗi bên; đổi mới phương pháp tuyển sinh và đào tạo dự bị đại học; nâng cao trình độ tiếng Việt; thống nhất quản lý đào tạo dài hạn chính quy các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật vào một đầu mối, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng sau đào tạo.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đánh giá Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020" sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của hai nước Việt Nam-Lào trước nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của thế giới.
Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam có hơn 5.000 cán bộ, học sinh Lào đang học tập; trong đó, gần 2.000 người thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ, hơn 2.000 người theo diện học bổng của các địa phương./.
Tại hội nghị, các đại biểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, đánh giá các vấn đề về công tác xây dựng cơ sở vật chất, công tác hỗ trợ chuyên gia và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt tại Lào; cung cấp tài liệu và sách giáo khoa tiếng Việt phù hợp với chương trình chuẩn hiện nay cho nước bạn Lào;
Các đại biểu cũng thảo luận về hợp tác nghiên cứu khoa học và liên kết đào tạo giữa Việt Nam và Lào, sau một năm thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020."
Hội nghị thống nhất đề ra nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới; quan tâm đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện các dự án, chương trình hợp tác giữa hai nước; có chính sách đào tạo lại, đào tạo sau đại học và đào tạo đại học chất lượng cao phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Lào.
Hội nghị khuyến khích đa dạng hóa các phương thức đào tạo giữa các địa phương với các cơ sở đào tạo dưới hình thức kết nghĩa; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ, học sinh của mỗi bên; đổi mới phương pháp tuyển sinh và đào tạo dự bị đại học; nâng cao trình độ tiếng Việt; thống nhất quản lý đào tạo dài hạn chính quy các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học kỹ thuật vào một đầu mối, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng sau đào tạo.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đánh giá Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt-Lào trong lĩnh vực giáo dục, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020" sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của hai nước Việt Nam-Lào trước nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của thế giới.
Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam có hơn 5.000 cán bộ, học sinh Lào đang học tập; trong đó, gần 2.000 người thuộc diện được học bổng của hai Chính phủ, hơn 2.000 người theo diện học bổng của các địa phương./.
Khánh Hương (TTXVN)