Ủy ban Khí hậu của Liên hợp quốc ngày 14/6 cho biết Peru sẽ là nước chủ nhà của hội nghị cấp bộ trưởng về biến đổi khí hậu (COP) năm 2014, một hội nghị quan trọng diễn ra một năm trước thời hạn chót để thế giới đạt được hiệp ước khí hậu mới nhằm ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu.
Trên trang Twitter, Giám đốc Ủy ban khí hậu của Liên hợp quốc Christiana Figueres cho biết COP 20 sẽ được tổ chức tại các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, nhằm chuẩn bị cho một hội nghị giữa các bên về Công ước khung về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
Trước hội nghị tại Peru sẽ là một hội nghị trù bị tổ chức tại Venezuela.
COP năm 2013 sẽ được tổ chức tại tại thủ đô Warsaw của Ba Lan từ ngày 11-22/11. Hiện các quốc gia đang thương lượng một hiệp ước khí hậu toàn cầu với mục tiêu phải đạt được vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020.
Được xem là kế hoạch tham vọng nhất liên quan vấn đề biến đổi khí hậu, hiệp ước 2015 lần đầu tiên sẽ ràng buộc các quốc gia trên hành tinh phải đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo các chuyên gia, Hiệp ước khí hậu này sẽ giới hạn nhiệt độ tăng thêm không quá 2 độ C so với mức nhiệt trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp.
Tiến trình tiến tới ký kết một Hiệp ước chung toàn cầu về khí hậu của Liên hợp quốc kéo dài 20 năm qua và được kiểm điểm bởi một hội nghị thường niên cấp bộ trưởng vào dịp cuối mỗi năm./.
Trên trang Twitter, Giám đốc Ủy ban khí hậu của Liên hợp quốc Christiana Figueres cho biết COP 20 sẽ được tổ chức tại các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, nhằm chuẩn bị cho một hội nghị giữa các bên về Công ước khung về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
Trước hội nghị tại Peru sẽ là một hội nghị trù bị tổ chức tại Venezuela.
COP năm 2013 sẽ được tổ chức tại tại thủ đô Warsaw của Ba Lan từ ngày 11-22/11. Hiện các quốc gia đang thương lượng một hiệp ước khí hậu toàn cầu với mục tiêu phải đạt được vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020.
Được xem là kế hoạch tham vọng nhất liên quan vấn đề biến đổi khí hậu, hiệp ước 2015 lần đầu tiên sẽ ràng buộc các quốc gia trên hành tinh phải đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Theo các chuyên gia, Hiệp ước khí hậu này sẽ giới hạn nhiệt độ tăng thêm không quá 2 độ C so với mức nhiệt trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp.
Tiến trình tiến tới ký kết một Hiệp ước chung toàn cầu về khí hậu của Liên hợp quốc kéo dài 20 năm qua và được kiểm điểm bởi một hội nghị thường niên cấp bộ trưởng vào dịp cuối mỗi năm./.
(TTXVN)