"Năm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Liên minh châu Âu (EU) về khoa học, công nghệ và đổi mới 2012" (YoSTI 2012), với khoảng hơn 40 sự kiện khác nhau diễn ra tại 10 nước Đông Nam Á và châu Âu, sắp kết thúc.
Nhân dịp này, dự án NET của khu vực Đông Nam Á và EU (SEA-EU-NET), được phát động năm 2008 và liên kết 22 viện nghiên cứu then chốt của cả hai khu vực, đã phối hợp với Ủy ban châu Âu tổ chức hội nghị cuối cùng tại Brussels, Bỉ ngày 12/12 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ban tổ chức cho biết mục tiêu chính của hội nghị là tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia khoa học và các nhà hoạch định chính sách có cơ hội gặp gỡ, trao đổi quan điểm về những kết quả và lợi ích của hoạt động nghiên cứu trong cả EU và khu vực ASEAN, đồng thời thảo luận những chủ đề hợp tác nghiên cứu trong tương lai.
Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đến từ các nước thành viên ASEAN và EU cũng như giới nghiên cứu, các nhà quản lý nghiên cứu và thành viên của các tổ chức nghiên cứu chính đã thảo luận cách thức để có thể tạo ra sự hợp tác hiệu quả nhất trong khoa học, công nghệ và đổi mới giữa EU và ASEAN.
Các bản tham luận tại hội nghị đã đề cập đến những kết quả chính của YoSTI 2012 và tác động của nó tới sự hợp tác trong tương lai giữa ASEAN và EU, cũng như triển vọng của EU.
Các đại biểu cũng thảo luận về những vấn đề cụ thể như biện pháp hợp tác nào trong năm qua đã mang lại nhiều hiệu quả nhất cho cả hai khu vực; làm thế nào để tạo ra sự hợp tác song phương mạnh mẽ hơn giữa ASEAN và EU; cách thức để duy trì sự hợp tác thích hợp cho cả ASEAN và EU trước các thách thức cụ thể; chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của EU (Horizon 2020) cũng như chiến lược hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đổi mới của khối này.
Hội nghị nhất trí rằng mối quan hệ đối tác khoa học mới này giữa ASEAN và EU đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học hợp lực khai thác tiềm năng của một số công nghệ mới nhất hiện nay như hệ gen và công nghệ nano, nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn và phát triển các loại vắcxin hiệu quả hơn cho những căn bệnh từng bị thế giới lãng quên; tăng sản lượng nông nghiệp; tìm ra những cách thức thông minh hơn để sản xuất và trữ năng lượng; đảm bảo cung cấp lương thực an toàn và nước sạch cho cả hai khu vực trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học-công nghệ trong thế kỷ 21 trong việc tạo dựng một xã hội dựa trên tri thức, sáng tạo và thịnh vượng kinh tế, ASEAN và EU đã chính thức phát động YoSTI 2012 từ tháng 11/2011.
YoSTI 2012 thực tế là một chiến dịch kéo dài trong suốt cả năm nhằm tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai khu vực. YoSTI 2012 đã được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN và Ủy ban châu Âu chính thức công nhận trong các cuộc họp thường kỳ đối thoại về chính sách./.
Nhân dịp này, dự án NET của khu vực Đông Nam Á và EU (SEA-EU-NET), được phát động năm 2008 và liên kết 22 viện nghiên cứu then chốt của cả hai khu vực, đã phối hợp với Ủy ban châu Âu tổ chức hội nghị cuối cùng tại Brussels, Bỉ ngày 12/12 vừa qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ban tổ chức cho biết mục tiêu chính của hội nghị là tạo điều kiện thuận lợi để các chuyên gia khoa học và các nhà hoạch định chính sách có cơ hội gặp gỡ, trao đổi quan điểm về những kết quả và lợi ích của hoạt động nghiên cứu trong cả EU và khu vực ASEAN, đồng thời thảo luận những chủ đề hợp tác nghiên cứu trong tương lai.
Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đến từ các nước thành viên ASEAN và EU cũng như giới nghiên cứu, các nhà quản lý nghiên cứu và thành viên của các tổ chức nghiên cứu chính đã thảo luận cách thức để có thể tạo ra sự hợp tác hiệu quả nhất trong khoa học, công nghệ và đổi mới giữa EU và ASEAN.
Các bản tham luận tại hội nghị đã đề cập đến những kết quả chính của YoSTI 2012 và tác động của nó tới sự hợp tác trong tương lai giữa ASEAN và EU, cũng như triển vọng của EU.
Các đại biểu cũng thảo luận về những vấn đề cụ thể như biện pháp hợp tác nào trong năm qua đã mang lại nhiều hiệu quả nhất cho cả hai khu vực; làm thế nào để tạo ra sự hợp tác song phương mạnh mẽ hơn giữa ASEAN và EU; cách thức để duy trì sự hợp tác thích hợp cho cả ASEAN và EU trước các thách thức cụ thể; chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới của EU (Horizon 2020) cũng như chiến lược hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đổi mới của khối này.
Hội nghị nhất trí rằng mối quan hệ đối tác khoa học mới này giữa ASEAN và EU đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học hợp lực khai thác tiềm năng của một số công nghệ mới nhất hiện nay như hệ gen và công nghệ nano, nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn và phát triển các loại vắcxin hiệu quả hơn cho những căn bệnh từng bị thế giới lãng quên; tăng sản lượng nông nghiệp; tìm ra những cách thức thông minh hơn để sản xuất và trữ năng lượng; đảm bảo cung cấp lương thực an toàn và nước sạch cho cả hai khu vực trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học-công nghệ trong thế kỷ 21 trong việc tạo dựng một xã hội dựa trên tri thức, sáng tạo và thịnh vượng kinh tế, ASEAN và EU đã chính thức phát động YoSTI 2012 từ tháng 11/2011.
YoSTI 2012 thực tế là một chiến dịch kéo dài trong suốt cả năm nhằm tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai khu vực. YoSTI 2012 đã được Ủy ban Khoa học và Công nghệ ASEAN và Ủy ban châu Âu chính thức công nhận trong các cuộc họp thường kỳ đối thoại về chính sách./.
(TTXVN)