Hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào lần thứ VII đã diễn ra ngày 9/9, tại Thanh Hóa.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú và Thứ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khemmani Pholsena đồng chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, Bộ Công Thương, các địa phương biên giới hai nước đã báo cáo cụ thể về tình hình hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Lào trong thời gian qua, đề xuất kiến nghị một số giải pháp để quản lý và phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào trong thời gian tới.
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận về các vấn đề chính như những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính cần tháo gỡ, đồng thời kiến nghị những giải pháp giải quyết chung và giải pháp giải quyết phù hợp với địa phương mình, kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững thương mại biên giới hai nước bao gồm cả quan hệ kinh tế, thương mại và thương mại biên giới, trao đổi những kinh nghiệm về quản lý, hợp tác phát triển thương mại biên giới ở mỗi địa phương của hai bên.
Hội nghị thống nhất trong thời gian tới đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp hai nước tập trung thúc đẩy các nội dung chủ yếu như ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với vùng biên giới Việt-Lào; thúc đẩy, khẩn trương hoàn thiện việc cải cách thủ tục hành chính ở các cửa khẩu phù hợp với Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), tạo điều kiện thuận lợi, phát triển mạnh dịch vụ quá cảnh hàng hóa của nước thứ ba có nhu cầu quá cảnh Lào-Việt Nam.
Bộ Công Thương hai nước tiếp tục đề xuất với Chính phủ hai nước về khả năng thành lập một số khu thương mại biên giới, nâng cấp một số cặp cửa khẩu phụ thành các cặp cửa khẩu chính; phối hợp nghiên cứu đề xuất với Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với tám tỉnh của ba nước Việt Nam-Lào-Thái Lan sử dụng đường 8 và đường 12.
Bộ đề xuất tiếp tục hoàn thành việc nghiên cứu, lập "Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới và thương mại biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020." Nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh Quy chế quản lý chung chợ biên giới Việt-Lào, hoàn chỉnh dự án "Nâng cấp chợ biên giới Đin Đăm" (thuộc bản Đin Đăm, huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiangkhouang, Lào).
Các tỉnh biên giới phát huy kết quả hợp tác, giúp đỡ nhau trong thời gian qua, tăng cường hợp tác nghiên cứu tiềm năng kinh tế biên giới, cần ưu tiên đầu tư các dự án phát triển thương mại dọc tuyến biên giới hai nước.
Đối với các doanh nghiệp của hai nước cần tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất hàng hóa để xuất khẩu sang nước thứ ba, thực hiện các dịch vụ quá cảnh hàng hóa của các nước đi qua Việt Nam và Lào; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực biên giới hai nước đưa hàng hóa sản xuất trong nước về vùng biên giới, đồng thời giúp đồng bào biên giới tiêu thụ sản phẩm.
Việt Nam và Lào có đường biên giới trên bộ dài khoảng 2.067km, trải dài qua 140 xã, thuộc 32 huyện của 10 tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam trong năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Lào đạt 417,8 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 211 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 91 triệu USD, tăng 5,8%, nhập khẩu từ Lào đạt 121 triệu USD, tăng 10%.
Ước cả năm 2010 kim ngạch đạt khoảng 470 triệu USD tăng trên 12% so với năm 2009 và đạt 47% mục tiêu kế hoạch của Chính phủ hai nước đưa ra. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2015 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là 1.339 triệu USD, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1.086 triệu USD.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Công Thương hai nước đã ký biên bản ghi nhớ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào lần thứ VII; trao Bằng khen của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào năm 2009-2010./.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú và Thứ trưởng Bộ Công Thương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khemmani Pholsena đồng chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, Bộ Công Thương, các địa phương biên giới hai nước đã báo cáo cụ thể về tình hình hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Lào trong thời gian qua, đề xuất kiến nghị một số giải pháp để quản lý và phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào trong thời gian tới.
Các đại biểu đã dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận về các vấn đề chính như những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính cần tháo gỡ, đồng thời kiến nghị những giải pháp giải quyết chung và giải pháp giải quyết phù hợp với địa phương mình, kiến nghị các giải pháp để phát triển bền vững thương mại biên giới hai nước bao gồm cả quan hệ kinh tế, thương mại và thương mại biên giới, trao đổi những kinh nghiệm về quản lý, hợp tác phát triển thương mại biên giới ở mỗi địa phương của hai bên.
Hội nghị thống nhất trong thời gian tới đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp hai nước tập trung thúc đẩy các nội dung chủ yếu như ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với vùng biên giới Việt-Lào; thúc đẩy, khẩn trương hoàn thiện việc cải cách thủ tục hành chính ở các cửa khẩu phù hợp với Hiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và người qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), tạo điều kiện thuận lợi, phát triển mạnh dịch vụ quá cảnh hàng hóa của nước thứ ba có nhu cầu quá cảnh Lào-Việt Nam.
Bộ Công Thương hai nước tiếp tục đề xuất với Chính phủ hai nước về khả năng thành lập một số khu thương mại biên giới, nâng cấp một số cặp cửa khẩu phụ thành các cặp cửa khẩu chính; phối hợp nghiên cứu đề xuất với Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với tám tỉnh của ba nước Việt Nam-Lào-Thái Lan sử dụng đường 8 và đường 12.
Bộ đề xuất tiếp tục hoàn thành việc nghiên cứu, lập "Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới và thương mại biên giới Việt Nam-Lào đến năm 2020." Nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh Quy chế quản lý chung chợ biên giới Việt-Lào, hoàn chỉnh dự án "Nâng cấp chợ biên giới Đin Đăm" (thuộc bản Đin Đăm, huyện Noỏng Hét, tỉnh Xiangkhouang, Lào).
Các tỉnh biên giới phát huy kết quả hợp tác, giúp đỡ nhau trong thời gian qua, tăng cường hợp tác nghiên cứu tiềm năng kinh tế biên giới, cần ưu tiên đầu tư các dự án phát triển thương mại dọc tuyến biên giới hai nước.
Đối với các doanh nghiệp của hai nước cần tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất hàng hóa để xuất khẩu sang nước thứ ba, thực hiện các dịch vụ quá cảnh hàng hóa của các nước đi qua Việt Nam và Lào; tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực biên giới hai nước đưa hàng hóa sản xuất trong nước về vùng biên giới, đồng thời giúp đồng bào biên giới tiêu thụ sản phẩm.
Việt Nam và Lào có đường biên giới trên bộ dài khoảng 2.067km, trải dài qua 140 xã, thuộc 32 huyện của 10 tỉnh. Theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam trong năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và Lào đạt 417,8 triệu USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2010 đạt 211 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Lào đạt 91 triệu USD, tăng 5,8%, nhập khẩu từ Lào đạt 121 triệu USD, tăng 10%.
Ước cả năm 2010 kim ngạch đạt khoảng 470 triệu USD tăng trên 12% so với năm 2009 và đạt 47% mục tiêu kế hoạch của Chính phủ hai nước đưa ra. Mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đến năm 2015 đạt trên 2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là 1.339 triệu USD, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào là 1.086 triệu USD.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Công Thương hai nước đã ký biên bản ghi nhớ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào lần thứ VII; trao Bằng khen của Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào năm 2009-2010./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN/Vietnam+)