Hội nghị lần thứ 2 quan chức cấp cao Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) về giáo dục cơ bản đã chính thức khai mạc ngày 18/10 tại thành phố Đà Nẵng.
Tham dự phiên khai mạc có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển; Giám đốc Ban Thư ký SEAMEO.
Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục hòa nhập tại các nước Đông Nam Á," Hội nghị lần này thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện quan chức Cấp cao SEAMEO về giáo dục cơ bản của các nước thành viên và thành viên liên kết của SEAMEO, Ban Thư ký SEAMEO, đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung giới thiệu những nét cơ bản về thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của mỗi nước, chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình tổ chức giáo dục hòa nhập đã triển khai và đề xuất hướng liên kết, hợp tác về giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới.
Hội nghị cũng là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cơ bản Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về tiến trình đổi mới và hợp tác trong khu vực về lĩnh vực này.
Là một trong những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu khẳng định tại "Công ước về Quyền trẻ em," "Những mục tiêu thiên niên kỷ" và "Giáo dục cho mọi người," giáo dục hòa nhập nhằm mục đích giảm rào cản trong môi trường học tập và sinh hoạt của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ em gái, trẻ em đường phố, trẻ em người dân tộc thiểu số... và hướng tới một nền giáo dục có chất lượng và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng với mọi đối tượng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
Thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng phát triển giáo dục hòa nhập cho các đối tượng khó khăn, thể hiện trên các phương diện hoạch định chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công tác nghiên cứu giáo dục hòa nhập... và đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc xây dựng một môi trường tiếp cận giáo dục bình đẳng và chất lượng cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Hội nghị quan chức cấp cao SEAMEO lần này bàn đến một trong những vấn đề cơ bản và cũng là một trong những thách thức lớn hiện nay đối với giáo dục các nước Đông Nam Á, đó là giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm hướng tới một nền giáo dục có chất lượng và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng với mọi đối tượng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục...
Việt Nam tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế gồm ký Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) năm 1990, cam kết về việc mở rộng cơ hội giáo dục cho mọi người tại diễn đàn Dakar-Senegal năm 2000 và xây dựng, triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015”; ký Công ước về Quyền của người khuyết tật và cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật.”
Chủ trương của Nhà nước Việt Nam đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thể hiện trong hệ thống văn bản luật: Hiến pháp; Pháp lệnh về người tàn tật 1998; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Người khuyết tật 2010; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người, mục tiêu thiên niên kỉ và Quyền trẻ em. Một số lĩnh vực được ưu tiên phát triển nhằm đẩy mạnh giáo dục hòa nhập: xây dựng hệ thống các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập trung học cơ sở; đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng và tiếp tục thực hiện chương trình xóa mù và giáo dục sau biết chữ.
Trong khuôn khổ của Hội nghị, các đại biểu sẽ đến thăm Trung tâm Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và Trường Chuyên biệt tương lai Đà Nẵng.
Hội nghị kết thúc vào ngày 20/10./.
Tham dự phiên khai mạc có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Vinh Hiển; Giám đốc Ban Thư ký SEAMEO.
Với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm phát triển giáo dục hòa nhập tại các nước Đông Nam Á," Hội nghị lần này thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đại diện quan chức Cấp cao SEAMEO về giáo dục cơ bản của các nước thành viên và thành viên liên kết của SEAMEO, Ban Thư ký SEAMEO, đại diện các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung giới thiệu những nét cơ bản về thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của mỗi nước, chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình tổ chức giáo dục hòa nhập đã triển khai và đề xuất hướng liên kết, hợp tác về giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giữa các quốc gia thành viên trong thời gian tới.
Hội nghị cũng là dịp để các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục cơ bản Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về tiến trình đổi mới và hợp tác trong khu vực về lĩnh vực này.
Là một trong những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu khẳng định tại "Công ước về Quyền trẻ em," "Những mục tiêu thiên niên kỷ" và "Giáo dục cho mọi người," giáo dục hòa nhập nhằm mục đích giảm rào cản trong môi trường học tập và sinh hoạt của trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ em gái, trẻ em đường phố, trẻ em người dân tộc thiểu số... và hướng tới một nền giáo dục có chất lượng và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng với mọi đối tượng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
Thời gian qua, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng phát triển giáo dục hòa nhập cho các đối tượng khó khăn, thể hiện trên các phương diện hoạch định chính sách; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và công tác nghiên cứu giáo dục hòa nhập... và đã đạt được những thành tựu bước đầu trong việc xây dựng một môi trường tiếp cận giáo dục bình đẳng và chất lượng cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung, trẻ em khuyết tật nói riêng.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Hội nghị quan chức cấp cao SEAMEO lần này bàn đến một trong những vấn đề cơ bản và cũng là một trong những thách thức lớn hiện nay đối với giáo dục các nước Đông Nam Á, đó là giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm hướng tới một nền giáo dục có chất lượng và đảm bảo cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng với mọi đối tượng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục...
Việt Nam tích cực tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế gồm ký Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC) năm 1990, cam kết về việc mở rộng cơ hội giáo dục cho mọi người tại diễn đàn Dakar-Senegal năm 2000 và xây dựng, triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015”; ký Công ước về Quyền của người khuyết tật và cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật.”
Chủ trương của Nhà nước Việt Nam đối với giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thể hiện trong hệ thống văn bản luật: Hiến pháp; Pháp lệnh về người tàn tật 1998; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Người khuyết tật 2010; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn…
Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người, mục tiêu thiên niên kỉ và Quyền trẻ em. Một số lĩnh vực được ưu tiên phát triển nhằm đẩy mạnh giáo dục hòa nhập: xây dựng hệ thống các Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập trung học cơ sở; đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng và tiếp tục thực hiện chương trình xóa mù và giáo dục sau biết chữ.
Trong khuôn khổ của Hội nghị, các đại biểu sẽ đến thăm Trung tâm Giáo dục hòa nhập Đà Nẵng, Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và Trường Chuyên biệt tương lai Đà Nẵng.
Hội nghị kết thúc vào ngày 20/10./.
(TTXVN/Vietnam+)