Ngày 17/4, Hội nghị quốc tế các Cơ quan Lưu trữ Nghe nhìn Đông Nam Á-Thái Bình Dương (SEAPAVAA) do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị. Tham dự hội nghị có hơn 130 đại biểu, trong đó có gần 70 đại biểu đến từ nhiều tổ chức nghe nhìn quốc tế.
Hội nghị thường niên SEAPAVAA lần thứ 16 có chủ đề “Thiết lập, đầu tư, bảo toàn một cơ quan lưu trữ nghe nhìn kỹ thuật số” - một vấn đề thời sự cấp bách trong công tác lưu trữ hình ảnh động của mỗi quốc gia.
Bà T. Sinthu vnic, Chủ tịch SEAPAVAA, cho biết hội nghị năm nay đi sâu vào những vấn đề và thách thức mà các cơ quan lưu trữ đang đối mặt nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ bảo quản kỹ thuật số.
Hiện nay Viện Phim Việt Nam đang lưu trữ và bảo quản gần 10.000 tên phim và hơn 80.000 cuốn phim nhựa trong và ngoài nước theo phương thức truyền thống. Theo ông Lê Tuấn Anh đến từ Viện Phim Việt Nam, công tác số hóa phát triển cách đây 5 năm với hệ thống thiết bị hiện đại, hiện Viện đã số hóa gần 1.000 phim. Cũng nhờ thiết bị hiện đại, công tác số hóa phục chế phim tư liệu của Viện phim Việt Nam đã cho kết quả khả quan bước đầu. Cuối năm 2009, Viện đã cho ra đời thư viện Video VFINA, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác số hóa khai thác tư liệu.
Điện ảnh Quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) cũng đang lưu trữ gần 26.000 cuốn phim, công tác số hóa tư liệu ở đây chưa hiệu quả. Song trong năm 2012 Điện ảnh Quân đội đã trang bị hệ thống in chuyển kỹ thuật số hiện đại, sẽ là bước tiến mới trong công tác số hóa của đơn vị này.
Tại Hội nghị, ông Mick Newnham đến từ Viện lưu trữ phim Quốc gia Úc đã chia sẻ về công tác báo quản kỹ thuật số tốt sẽ sử dụng được nhiều bản sao và lưu trữ được riêng biệt theo từng vùng địa lý. Ông J.S. Harris đến từ Đại học Illinois Mỹ bàn luận về các chiến lược ưu tiên cho công tác bảo quản và số hóa nghe nhìn”. Ông A. J. Aldi (Viện Lưu trữ quốc gia Malaysia) chia sẻ về những thách thức trong công tác lưu trữ nghe nhìn của Viện.
Hội nghị về đề tài số hóa sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 18/4 với các bản tham luận của đại biều đến từ nhiều nước. Ngày 19/4 sẽ dành riêng cho Hội thảo đặc biệt “Một Châu Á phục chế”, bàn về các công việc phục chế do các cơ quan lưu trữ và các công ty ở châu Á thực hiện.
Hội nghị sẽ bế mạc vào ngày 21/4./.
Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị. Tham dự hội nghị có hơn 130 đại biểu, trong đó có gần 70 đại biểu đến từ nhiều tổ chức nghe nhìn quốc tế.
Hội nghị thường niên SEAPAVAA lần thứ 16 có chủ đề “Thiết lập, đầu tư, bảo toàn một cơ quan lưu trữ nghe nhìn kỹ thuật số” - một vấn đề thời sự cấp bách trong công tác lưu trữ hình ảnh động của mỗi quốc gia.
Bà T. Sinthu vnic, Chủ tịch SEAPAVAA, cho biết hội nghị năm nay đi sâu vào những vấn đề và thách thức mà các cơ quan lưu trữ đang đối mặt nhằm thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ bảo quản kỹ thuật số.
Hiện nay Viện Phim Việt Nam đang lưu trữ và bảo quản gần 10.000 tên phim và hơn 80.000 cuốn phim nhựa trong và ngoài nước theo phương thức truyền thống. Theo ông Lê Tuấn Anh đến từ Viện Phim Việt Nam, công tác số hóa phát triển cách đây 5 năm với hệ thống thiết bị hiện đại, hiện Viện đã số hóa gần 1.000 phim. Cũng nhờ thiết bị hiện đại, công tác số hóa phục chế phim tư liệu của Viện phim Việt Nam đã cho kết quả khả quan bước đầu. Cuối năm 2009, Viện đã cho ra đời thư viện Video VFINA, đánh dấu bước phát triển mới trong công tác số hóa khai thác tư liệu.
Điện ảnh Quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) cũng đang lưu trữ gần 26.000 cuốn phim, công tác số hóa tư liệu ở đây chưa hiệu quả. Song trong năm 2012 Điện ảnh Quân đội đã trang bị hệ thống in chuyển kỹ thuật số hiện đại, sẽ là bước tiến mới trong công tác số hóa của đơn vị này.
Tại Hội nghị, ông Mick Newnham đến từ Viện lưu trữ phim Quốc gia Úc đã chia sẻ về công tác báo quản kỹ thuật số tốt sẽ sử dụng được nhiều bản sao và lưu trữ được riêng biệt theo từng vùng địa lý. Ông J.S. Harris đến từ Đại học Illinois Mỹ bàn luận về các chiến lược ưu tiên cho công tác bảo quản và số hóa nghe nhìn”. Ông A. J. Aldi (Viện Lưu trữ quốc gia Malaysia) chia sẻ về những thách thức trong công tác lưu trữ nghe nhìn của Viện.
Hội nghị về đề tài số hóa sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 18/4 với các bản tham luận của đại biều đến từ nhiều nước. Ngày 19/4 sẽ dành riêng cho Hội thảo đặc biệt “Một Châu Á phục chế”, bàn về các công việc phục chế do các cơ quan lưu trữ và các công ty ở châu Á thực hiện.
Hội nghị sẽ bế mạc vào ngày 21/4./.
Hạnh Long (Vietnam+)