Ngày 30/10, Hội nghị quốc tế về phát triển nuôi ong và thương mại mật ong đã diễn ra tại Hà Nội nhằm trao đổi kinh nghiệm và các giải pháp để hướng tới mục tiêu phát triển mạnh và bền vững nghề nuôi ong.
Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Ong thế giới, Hội Ong Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển ong tổ chức.
Tại hội nghị này, các đại biểu trong nước và nước ngoài đến từ Algeria, Campuchia, Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức... tập trung thảo luận về các chủ đề nuôi ong xóa đói giảm nghèo; chất lượng và quản lý chất lượng mật ong; quản lý bệnh dịch trên ong; sản xuất, tiếp thị mật ong rừng, “mật ong xanh” và mật ong thương mại.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần khẳng định nuôi ong không những tạo ra sinh kế bền vững và thu nhập cho người dân mà còn góp phần tăng sản lượng và chất lượng nông sản, tạo cân bằng và đa dạng cho hệ sinh thái.
Hàng năm Việt Nam sản xuất được gần 20.000 tấn mật ong và xuất khẩu chiếm khoảng 80-85% tổng sản lượng mật. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới.
Theo Hội Ong Việt Nam, yếu tố quan trọng tạo sự bền vững trong phát triển nghề nuôi ong và thị trường mật ong là chất lượng của mật ong. Tuy nhiên, hiện nay việc đảm bảo chất lượng ong mật và nghề nuôi ong đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là đứng trước nguy cơ dịch bệnh, giống bị thoái hóa...
Ông Gilles Ratia - Chủ tịch Hội Ong thế giới cho biết hội nghị lần này chú trọng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thương mại và chất lượng mật ong; lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, xuất xứ nguồn hoa, nguồn mật cũng như những tiêu chuẩn mới, trong đó có tiêu chuẩn về mật ong hữu cơ...
Những nỗ lực tại hội nghị này nhằm tạo ra hệ sinh thái ổn định thông qua nghề nuôi ong và vấn đề bình đẳng trong thương mại mật ong để cải thiện nghề nuôi ong trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng./.
Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Ong thế giới, Hội Ong Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển ong tổ chức.
Tại hội nghị này, các đại biểu trong nước và nước ngoài đến từ Algeria, Campuchia, Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức... tập trung thảo luận về các chủ đề nuôi ong xóa đói giảm nghèo; chất lượng và quản lý chất lượng mật ong; quản lý bệnh dịch trên ong; sản xuất, tiếp thị mật ong rừng, “mật ong xanh” và mật ong thương mại.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần khẳng định nuôi ong không những tạo ra sinh kế bền vững và thu nhập cho người dân mà còn góp phần tăng sản lượng và chất lượng nông sản, tạo cân bằng và đa dạng cho hệ sinh thái.
Hàng năm Việt Nam sản xuất được gần 20.000 tấn mật ong và xuất khẩu chiếm khoảng 80-85% tổng sản lượng mật. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới.
Theo Hội Ong Việt Nam, yếu tố quan trọng tạo sự bền vững trong phát triển nghề nuôi ong và thị trường mật ong là chất lượng của mật ong. Tuy nhiên, hiện nay việc đảm bảo chất lượng ong mật và nghề nuôi ong đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là đứng trước nguy cơ dịch bệnh, giống bị thoái hóa...
Ông Gilles Ratia - Chủ tịch Hội Ong thế giới cho biết hội nghị lần này chú trọng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến thương mại và chất lượng mật ong; lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, xuất xứ nguồn hoa, nguồn mật cũng như những tiêu chuẩn mới, trong đó có tiêu chuẩn về mật ong hữu cơ...
Những nỗ lực tại hội nghị này nhằm tạo ra hệ sinh thái ổn định thông qua nghề nuôi ong và vấn đề bình đẳng trong thương mại mật ong để cải thiện nghề nuôi ong trên thế giới nói chung cũng như tại Việt Nam nói riêng./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)