Hội nghị tham vấn khu vực các quốc gia thành viên và các ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã diễn ra ngày 16/6, tại Thanh Hóa.
Tham dự hội nghị có 80 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên UNESCO, trong đó có lãnh đạo 34 ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại hội nghị, ông Eric Falt, trợ lý Tổng giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại và thông tin công- thay mặt cho bà Irinna Bokova đã đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong việc tổ chức sự kiện này.
Ông Eric Falt khẳng định hội nghị tham vấn khu vực lần này là một trong những hội nghị đặc biệt quan trọng, bởi số lượng người dân đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiến hơn 60% dân số thế giới.
Tại hội nghị này sẽ nhận được những đóng góp quý báu về chuyên môn và quan điểm của các thành viên cho những ưu tiên chung của khu vực về các chương trình và công việc mà UNESCO nên đi theo trong những năm tới.
Bên cạnh đó, UNESCO cần hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên trong khu vực để giải quyết một loạt các thách thức ảnh hưởng không những đến một phần của thế giới mà của toàn bộ hành tinh.
Mặc dù đang có nhiều thách thức lớn phải đối mặt nhưng một UNESCO với những cánh cửa mở rộng hơn, với nhiều thế mạnh mà có thể tiếp cận nhiều hơn và sâu hơn vào các nhu cầu của thế kỷ 21 và cung cấp những câu trả lời đầy đủ cho những yêu cầu của công dân mình.
UNESCO vẫn trung thành với nhiệm vụ của mình để xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho phát triển bền vững và đối thoại giữa các nền văn hóa.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết Việt Nam là một thành viên tích cực đóng góp vì sự nghiệp hoạt động UNESCO ở cả trong nước và thế giới. Trong lúc UNESCO đang gặp nhiều khó khăn, biến động, chúng ta thể hiện tình cảm, sự quyết tâm ủng hộ của mình đối với UNESCO.
Việc đăng cai tổ chức Hội nghị tham vấn các ủy ban quốc gia UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Việt Nam để chia sẻ một phần khó khăn của UNESCO quốc tế.
Hội nghị tham vấn các ủy ban quốc gia UNESCO được tổ chức 2 năm một lần tại 5 châu lục để lấy ý kiến của 198 ủy ban quốc gia thành viên. Trước đó vào năm 2006, hội nghị tương tự cũng đã được tổ chức thành công tại Hà Nội.
Nhân dịp này, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ dự lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, thăm trường Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa và khu di tích lịch sử Lam Kinh./.
Tham dự hội nghị có 80 đại biểu đến từ các quốc gia thành viên UNESCO, trong đó có lãnh đạo 34 ủy ban quốc gia UNESCO tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại hội nghị, ông Eric Falt, trợ lý Tổng giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại và thông tin công- thay mặt cho bà Irinna Bokova đã đánh giá cao vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong việc tổ chức sự kiện này.
Ông Eric Falt khẳng định hội nghị tham vấn khu vực lần này là một trong những hội nghị đặc biệt quan trọng, bởi số lượng người dân đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiến hơn 60% dân số thế giới.
Tại hội nghị này sẽ nhận được những đóng góp quý báu về chuyên môn và quan điểm của các thành viên cho những ưu tiên chung của khu vực về các chương trình và công việc mà UNESCO nên đi theo trong những năm tới.
Bên cạnh đó, UNESCO cần hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên trong khu vực để giải quyết một loạt các thách thức ảnh hưởng không những đến một phần của thế giới mà của toàn bộ hành tinh.
Mặc dù đang có nhiều thách thức lớn phải đối mặt nhưng một UNESCO với những cánh cửa mở rộng hơn, với nhiều thế mạnh mà có thể tiếp cận nhiều hơn và sâu hơn vào các nhu cầu của thế kỷ 21 và cung cấp những câu trả lời đầy đủ cho những yêu cầu của công dân mình.
UNESCO vẫn trung thành với nhiệm vụ của mình để xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho phát triển bền vững và đối thoại giữa các nền văn hóa.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho biết Việt Nam là một thành viên tích cực đóng góp vì sự nghiệp hoạt động UNESCO ở cả trong nước và thế giới. Trong lúc UNESCO đang gặp nhiều khó khăn, biến động, chúng ta thể hiện tình cảm, sự quyết tâm ủng hộ của mình đối với UNESCO.
Việc đăng cai tổ chức Hội nghị tham vấn các ủy ban quốc gia UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Việt Nam để chia sẻ một phần khó khăn của UNESCO quốc tế.
Hội nghị tham vấn các ủy ban quốc gia UNESCO được tổ chức 2 năm một lần tại 5 châu lục để lấy ý kiến của 198 ủy ban quốc gia thành viên. Trước đó vào năm 2006, hội nghị tương tự cũng đã được tổ chức thành công tại Hà Nội.
Nhân dịp này, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ dự lễ đón bằng công nhận di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, thăm trường Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa và khu di tích lịch sử Lam Kinh./.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN)