Ngày 24/8, tại Đà Nẵng, Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM)-Liên bang Nga đã diễn ra, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và bà Alvira Nabiullina, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga đồng chủ tọa.
Hội nghị trên nằm trong khuôn khổ Hội nghị Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan.
Tại hội nghị, các bộ trưởng hoan nghênh Hội nghị Tham vấn AEM-Liên bang Nga lần thứ nhất và hy vọng phiên tham vấn này sẽ tạo động lực để mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại ASEAN-Liên bang Nga.
Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về những diễn biến hiện nay ảnh hưởng đến thương mại khu vực và toàn cầu và ghi nhận rằng, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Liên bang Nga năm 2009 đã giảm so với năm 2008, chủ yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi cả ASEAN và Liên bang Nga đều là những nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, các bộ trưởng cũng nhận định mặc dù giảm nhưng kim ngạch thương mại giữa hai bên trong năm 2009 vẫn cao hơn mức trước suy thoái kinh tế.
Các bộ trưởng hài lòng ghi nhận khủng hoảng toàn cầu không ảnh hưởng đến dòng đầu tư nước ngoài từ Liên bang Nga, với mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2009, đồng thời nhận định mặc dù đã xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư từ những khu vực mới nổi đã đóng vai trò quan trọng hơn so với nguồn vốn từ những nền kinh tế phát triển.
Thảo luận nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN-Liên bang Nga, các bộ trưởng nhất trí rằng hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho hai bên.
Hài lòng trước kết quả của phiên tham vấn giữa các quan chức kinh tế cao cấp, các bộ trưởng nhất trí tham vấn quan chức kinh tế cao cấp (SEOM)-Liên bang Nga sẽ trở thành cơ quan chính điều phối các chương trình và hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai bên.
Các bộ trưởng đã giao cho quan chức kinh tế cao cấp của hai bên nghiên cứu đề xuất, trong đó có đề xuất thành lập một nhóm chuyên gia chung với sự tham gia của đại diện doanh nghiệp hai bên để xây dựng một lộ trình hợp tác kinh tế toàn diện, và trình các khuyến nghị lên phiên tham vấn AEM-Liên bang Nga lần tới.
Các bộ trưởng cũng bày tỏ mong đợi việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên bang Nga lần thứ 2 vào tháng 10/2010 tại Việt Nam. Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN- Liên bang Nga sẽ được các nhà lãnh đạo thông qua tại Hội nghị Cấp cao này.
Kết thúc phiên tham vấn cấp bộ trưởng kinh tế ASEAN-Liên bang Nga, hai bên thống nhất phiên tham vấn lần thứ 2 sẽ được tổ chức vào năm 2011.
Cũng trong ngày 24/8, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã có Cuộc đối thoại về chính sách công-tư nhân, Hội nghị Hội đồng AEM-AFTA (Khu vực thương mại tự do ASEAN) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Hội đồng Khu vực Đầu tư ASEAN (AEM-AIA).
Cuộc đối thoại chính sách công-tư nhân với chủ đề "Đối thoại chính sách trong thực thi lộ trình hội nhập dịch vụ logistics;"đã đạt được sự thống nhất cao. Dịch vụ logistics...là hàng loạt hoạt động kinh doanh trải dài trong các khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phảm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông... Dịch vụ này ra đời do đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông, vận tải truyền thống.
Ngày nay, dịch vụ logistics đã phát triển mạnh mẽ và được chuyên môn hoá với mức độ khá cao, trở thành một trong những ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thưong mại quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN về xây dựng hệ thống "mềm" trong phát triển lĩnh vực logistics. Đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm từ 15-20% GDP tức là trên dưới 12 tỷ USD. Đây là một khoảng tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế.
Dịch vụ logistics là một ngành mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh những mặt khác đây là dịch vụ cốt yếu đối với hiệu quả tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô của bất cứ quốc gia nào./.
Hội nghị trên nằm trong khuôn khổ Hội nghị Cộng đồng Kinh tế ASEAN lần thứ 4, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 và các hội nghị liên quan.
Tại hội nghị, các bộ trưởng hoan nghênh Hội nghị Tham vấn AEM-Liên bang Nga lần thứ nhất và hy vọng phiên tham vấn này sẽ tạo động lực để mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại ASEAN-Liên bang Nga.
Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm về những diễn biến hiện nay ảnh hưởng đến thương mại khu vực và toàn cầu và ghi nhận rằng, tổng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Liên bang Nga năm 2009 đã giảm so với năm 2008, chủ yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu trong khi cả ASEAN và Liên bang Nga đều là những nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, các bộ trưởng cũng nhận định mặc dù giảm nhưng kim ngạch thương mại giữa hai bên trong năm 2009 vẫn cao hơn mức trước suy thoái kinh tế.
Các bộ trưởng hài lòng ghi nhận khủng hoảng toàn cầu không ảnh hưởng đến dòng đầu tư nước ngoài từ Liên bang Nga, với mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2009, đồng thời nhận định mặc dù đã xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư từ những khu vực mới nổi đã đóng vai trò quan trọng hơn so với nguồn vốn từ những nền kinh tế phát triển.
Thảo luận nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN-Liên bang Nga, các bộ trưởng nhất trí rằng hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho hai bên.
Hài lòng trước kết quả của phiên tham vấn giữa các quan chức kinh tế cao cấp, các bộ trưởng nhất trí tham vấn quan chức kinh tế cao cấp (SEOM)-Liên bang Nga sẽ trở thành cơ quan chính điều phối các chương trình và hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai bên.
Các bộ trưởng đã giao cho quan chức kinh tế cao cấp của hai bên nghiên cứu đề xuất, trong đó có đề xuất thành lập một nhóm chuyên gia chung với sự tham gia của đại diện doanh nghiệp hai bên để xây dựng một lộ trình hợp tác kinh tế toàn diện, và trình các khuyến nghị lên phiên tham vấn AEM-Liên bang Nga lần tới.
Các bộ trưởng cũng bày tỏ mong đợi việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN-Liên bang Nga lần thứ 2 vào tháng 10/2010 tại Việt Nam. Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao ASEAN- Liên bang Nga sẽ được các nhà lãnh đạo thông qua tại Hội nghị Cấp cao này.
Kết thúc phiên tham vấn cấp bộ trưởng kinh tế ASEAN-Liên bang Nga, hai bên thống nhất phiên tham vấn lần thứ 2 sẽ được tổ chức vào năm 2011.
Cũng trong ngày 24/8, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã có Cuộc đối thoại về chính sách công-tư nhân, Hội nghị Hội đồng AEM-AFTA (Khu vực thương mại tự do ASEAN) và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Hội đồng Khu vực Đầu tư ASEAN (AEM-AIA).
Cuộc đối thoại chính sách công-tư nhân với chủ đề "Đối thoại chính sách trong thực thi lộ trình hội nhập dịch vụ logistics;"đã đạt được sự thống nhất cao. Dịch vụ logistics...là hàng loạt hoạt động kinh doanh trải dài trong các khâu cung ứng nguyên liệu đầu vào, phân phối sản phảm, đóng gói, tiếp thị, giám sát lưu thông... Dịch vụ này ra đời do đòi hỏi của cuộc sống và hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống giao thông, vận tải truyền thống.
Ngày nay, dịch vụ logistics đã phát triển mạnh mẽ và được chuyên môn hoá với mức độ khá cao, trở thành một trong những ngành dịch vụ xương sống của hoạt động thưong mại quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN về xây dựng hệ thống "mềm" trong phát triển lĩnh vực logistics. Đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm từ 15-20% GDP tức là trên dưới 12 tỷ USD. Đây là một khoảng tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế.
Dịch vụ logistics là một ngành mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh những mặt khác đây là dịch vụ cốt yếu đối với hiệu quả tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô của bất cứ quốc gia nào./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)